Các tòa nhà ở Wajima trở thành đống đổ nát do hỏa hoạn bùng phát sau trận động đất - Ảnh: THE ASAHI SHIMBUN
Các tòa nhà ở Wajima trở thành đống đổ nát do hỏa hoạn bùng phát sau trận động đất - Ảnh: THE ASAHI SHIMBUN
Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất nhiều nhất trên thế giới, vì nằm trên 4 mảng kiến tạo hội tụ và chúng liên tục cọ xát vào nhau.
Theo tạp chí khoa học Nature, khoảng 1.500 trận động đất tấn công đất nước này mỗi năm, mặc dù phần lớn đều nhẹ để có thể cảm nhận được.
Hầu hết các trận động đất lớn ở Nhật Bản đều do mảng Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía đông gây ra, nó trượt bên dưới một mảng khác.
Nhà địa chấn học Yoshihiro Hiramatsu tại Đại học Kanazawa ở Nhật Bản cho biết sự hút chìm này là động lực đằng sau trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản - trận động đất mạnh 9,1 độ tấn công vùng Tohoku vào năm 2011 và gây sóng thần lớn.
Ishikawa không xa lạ gì với các trận động đất, với hơn 500 trận xảy ra kể từ năm 2020.
Vào tháng 5-2023, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đo được một trận động đất mạnh 6,3 độ làm rung chuyển khu vực và phá hủy hàng chục tòa nhà tại tỉnh này.
Thay vì xảy ra dọc theo ranh giới của một mảng kiến tạo, các trận động đất ở Ishikawa gây ra do các đứt gãy bên trong mảng kiến tạo, chúng chịu áp lực khi các mảng kiến tạo đẩy vào nhau.
Nhà địa chấn học Aitaro Kato tại Đại học Tokyo cho biết trận động đất mạnh 7,6 độ ở Ishikawa hôm 1-1 có lẽ bắt nguồn từ một đứt gãy dài 150km bên dưới bán đảo Noto.
Theo ông Kato, vết nứt khổng lồ này thuộc loại đứt gãy ngược, xảy ra khi một phiến đá di chuyển lên trên một phiến đá khác. Nhưng ông nghi ngờ rằng nhiều đứt gãy bên trong mảng có thể đã gây ra dư chấn sau trận động đất lớn hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: chất lỏng nằm sâu bên trong vỏ Trái đất cũng có thể gây động đất ở Ishikawa. Ông Hiramatsu giải thích: khi những chất lỏng này tràn qua lớp vỏ, chúng có thể làm suy yếu vùng đứt gãy và khiến nó trượt đi, dẫn đến một loạt dư chấn sau một trận động đất chính.
Tuy nhiên, loạt dư chấn khiến các đội cứu hộ gặp khó khăn trong việc giải cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị sập. Chúng còn có thể gây thêm thiệt hại cho các công trình vốn đã yếu đi.
Ông Adam Pascale, nhà địa chấn học tại Trung tâm Nghiên cứu địa chấn ở Melbourne, Úc, nói dư chấn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất vào thời điểm này ở Nhật.
Tần suất các dư chấn dự kiến giảm trong những ngày tới, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra nhiều hơn, thậm chí khả năng sẽ lại có động đất mạnh 6 hoặc 7 độ. “Chúng ta cần phải chuẩn bị", ông Nishimura nói.
Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.
Nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số ý kiến cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.
Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Sau đây là 10 trận đánh được xem là đẫm máu nhất trong Chiến tranh thế giới thứ II.
1. Trận Monte Cassino: Trận chiến Monte Cassino giữa phe Đồng minh và liên quân Đức - Italy vào nửa đầu năm 1944. Cuộc chiến gồm 4 trận đánh nhỏ hơn diễn ra lần lượt vào các tháng 1, 2, 3 và 5. Phe Đồng minh cuối cùng chiếm được thành Rome của Italy nhưng phải trả cái giá rất đắt. Các bên tham chiến hứng chịu thương vong tới hơn 125.000 người.
2. Trận Ardennes: Đây là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức ở mặt trận phía Tây, được đặt theo khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg. Dù gây bất ngờ lớn cho quân Đồng minh, cuối cùng, phát xít Đức vẫn thất trận thảm hại. Trận đánh đã khiến 186.369 người thương vong. Với khoảng 840.000 lính tham chiến, đây là trận đánh lớn nhất mà Lục quân Mỹ tham gia trong chiến tranh thế giới thứ 2.
3. Trận Kursk: Đây là chiến thắng quyết định của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Phía Đông, Trận đánh Kursk chứng kiến loạt đấu xe tăng lớn nhất trong toàn cuộc chiến tranh. Theo các con số do Liên Xô đưa ra, phát xít Đức tổn thất tới 500.000 người. Quân đội Liên Xô tiếp tục tiến lên, giải phóng hầu hết lãnh thổ Ukraine vào giữa năm 1943.
4. Trận đánh Kharkov lần 2: Kharkov là thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở Ukraine. Nơi đây chứng kiến giao tranh dữ dội vào mùa thu năm 1941, khi quân Đức đánh chiếm thành phố này. Một năm sau, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công lớn để tái chiếm thành phố. Không may cho Hồng quân, lực lượng Đức Quốc xã ở đây vẫn còn rất mạnh và chúng đủ khả năng tổ chức phòng ngự - phản công mãnh liệt. Chiến thắng này khiến Đức tự tin thái quá. Đây có thể là một trong các nguyên nhân khiến Đức về sau suy yếu dần trên mặt trận phía Đông.
5. Trận Luzon: Luzonlà đảo lớn nhất ở Philippines, có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Mỹ. Năm 1945, quân Mỹ được phép mở một cuộc tấn công vào Luzon (bị Nhật Bản chiếm vào năm 1942). Trận đánh lớn tại đảo này diễn ra từ ngày 9/1-15/8/1945, đã gây thương vong cho đôi bên hơn 332.000 quân.
6. Trận tấn công nước Pháp: Chiến dịch tấn công nước Pháp đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh “Giả vờ” - giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ 2. Quân Đức dễ dàng hạ quân Pháp, dù nước này nhận được hỗ trợ từ lực lượng viễn chinh của Anh và các sư đoàn Bỉ, Hà Lan. Theo các nhà sử học, chiến dịch tấn công nước Pháp của Đức đã khiến hơn 469.000 người thương vong.
7. Trận Narva: Các nhà sử học chia trận chiến này thành 2 giai đoạn, tổn thất lên tới hơn 550.000 quân. Cuối cùng, sau nhiều tháng kịch chiến, Hitler cho rút toàn bộ quân khỏi Estonia. Hàng chục nghìn người đã tử trận, đặc biệt là bên phía Hồng quân. Phía Liên Xô hứng chịu thương vong lớn khi đối mặt các cuộc phản kích của quân Đức.
8. Trận Moscow: Trận đánh tại thủ đô của Liên bang Xô Viết đã gây tổn thất lớn cho hai phía. Phía Liên Xô hứng chịu 650.000 thương vong, trong khi quân đội Đức Quốc xã mất khoảng 150.000 người chỉ trong khoảng 20 ngày giao tranh.
9. Chiến dịch công phá Berlin: Trận công kích lớn cuối cùng trong Thế chiến 2 ở châu Âu - trận Berlin - chứng kiến sự sụp đổ của quân đội Đức, sự tự sát của Hitler và chiến tranh kết thúc. Tại hang ổ cuối cùng, phát xít Đức cố thủ trong từng tấc đất trước khi bị quân đội Liên Xô đánh tan. Sau nhiều trận chiến đẫm máu, cuối cùng, Hồng quân chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức ngày 30/4/1945.
10. Trận Stalingrad: Đây là trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra năm 1943. Theo sử sách, hơn 1,7 triệu người phải bỏ mạng, riêng Liên Xô có hơn 1 triệu người chết hoặc bị thương. Trong trận này, Hitler có ý đồ giành thế thượng phong ở mặt trận phía Đông.
Ngài có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, trí dũng song toàn, sức mạnh cử đỉnh – như lời sử cũ mô tả. Thuộc dòng dõi Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ngài sinh năm 898. Bấy giờ là cuối đời nhà Đường ở phương Bắc sang đô hộ nước Việt. Thủ lĩnh các địa phương đều tranh thủ thời cơ, lăm lăm nổi dậy, đuổi giặc cứu nước. Nghe tin ở Dương Xá (Ái Châu – Thanh Hóa), Hào trưởng Dương Đình Nghệ là người có chí lớn, thế lực mạnh, Ngài (Đức Vương Ngô Quyền) bèn vào theo. Và được họ Dương mến chuộng, nhận làm nha tướng, lại gả con gái cho.
Từ năm 905 đến năm 937, Ngài đã tận mắt chứng kiến những biến động dồn dập trọng đại của lịch sử đất nước.
Khúc Thừa Dụ ở Hồng Châu (Hải Dương) đưa lực lượng bản bộ lên chiếm giữ thành Đại La (Hà Nội) của nhà Đường, nhưng rồi con cháu lại bị nhà Nam Hán thay thế nhà Đường khuất phục, tái đô hộ. Dương Đình Nghệ thân dẫn quân Ái Châu ra đánh “Trận quyết chiến chiến lược Đại La”, thắng oanh liệt quân xâm lược Nam Hán, nhưng rồi lại bị Hào trưởng Phong Châu (Bạch Hạc - Việt Trì) Kiều Công Tiễn tranh quyết, giết hại….
Đến đây, ở tuổi 39, Ngài đứng ra nhận nhiệm vụ lịch sử: Trừng trị Kiểu Công Tiễn và chống đánh quân Nam Hán - do họ Kiều rước vào - xâm lược lần thứ hai.
Tháng 9 năm 938, bằng đòn đánh sấm sét tại Đại La, Ngài đã diệt gọn bọn nội phản, phá tan cuộc nội ứng mà quân Nam Hán trông đợi. Do đó, dốc được toàn lực, chuẩn bị kháng chiến chống giặc ngoài.
Ở tuổi 40, vươn mình vượt cao lên trước sứ mạng lớn lao, Ngài đã: Dựa vào khí thế của đất nước vừa ra khỏi đại nạn Bắc thuộc, chọn đúng được vùng cửa sông Bạch Đằng làm chiến trường tiến đánh quân Nam Hán, ngay khi chúng mới ngấp nghé, toan vào cõi. Lại vận dụng trí tuệ và truyền thống chống giặc của dân tộc mà sáng tạo được phương thức phục kích đánh Nam Hán trên vùng sông cửa biển, với sự hỗ trợ lợi hại của trận địa cọc bọc sắt nhọn đóng ngầm dưới nước, kết hợp nhịp nhàng với sự lên xuống của thủy triều.
Đặc biệt là huy động và chỉ huy được các thế lực từ nhiều vùng đất nước, và sự ủng hộ, tham chiến sôi nổi của nhân dân, dân binh và dân tướng ở ngay tại địa phương trước biển.
Vào ngày cuối mùa Đông, tháng Chạp, năm 938, dưới ngọn cờ soái chủ của Ngài, trận đánh nơi cửa biển Bạch Đằng đã nổ bùng, tối sầm trời đất, rung chuyển non sông.
Diễn biến nhanh chóng nhất giữa lịch sử các cuộc kháng chiến của dân tộc: Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Có hiệu suất chiến trường rất cao: Phá tan hạm đội chiến thuyền Nam Hán, giết tại trận chủ tướng Lưu Hoằng Tháo. Cuộc quyết chiến chiến lược Bạch Đằng của Ngô Quyền đã giải quyết trọn vẹn nhiệm vụ của cả một sự nghiệp kháng chiến, chỉ trong một trận đánh. Đồng thời, kết thúc quá trình vận động hơn 30 năm từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Đình Nghệ - Giải phóng dân tộc để “ Người Việt làm chủ nước Việt”. Và, chính thức báo hết cho cả thời đại hơn nghìn năm “Bắc thuộc – Chống Bắc thuộc”.
Một “Truyền thống Bạch Đằng” vẻ vang, một “Kỷ nguyên Độc lập tự chủ” vàng son, cũng từ trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, mở ra. Bởi vì, dẫn đầu đoàn quân đại thắng trận Bạch Đằng trở về, ngay vào và từ mùa xuân năm 939, Ngô Quyền đã quyết định: Tự mình xưng Vương, làm Vua nước Việt, gạt bỏ chức Tiết độ sứ mà trước đấy, Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ đã phải tạm nhận từ phương Bắc. Chọn Cổ Loa làm Kinh Đô, để tỏ ý “Nối lại quốc thống”: Truyền thống độc lập tự chủ quốc gia, bị dứt từ khi An Dương Vương hơn nghìn năm trước để mất thành Cổ Loa, thì nay, cũng ở ngay tại Cổ Loa, khôi phục truyền thống ấy.
Và tạo dựng, thể chế của và cho Quốc gia độc lập tự chủ. Đức Vương Ngô Quyền, vậy chính là người đúng với: Lời đánh giá của sử thần Lê Văn Hưu ở thế kỷ 13: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng Vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”.
Lời bàn của sử quan Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ thứ 15: “Tiền Ngô Vương nổi lên, không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục có thể thấy được quy mô của Đế Vương”. Và lời ca ngợi của chí sĩ Phan Bộ Châu ở đầu thế kỷ thứ 20, gọi Đức Vương Ngô Quyền là “Vị Tổ trung hưng” của đất nước, đứng sau “Vị Thủy tổ dựng nước đầu tiên” là Hùng Vương, và đứng trước “Vị Anh hùng trung hưng thứ hai” là Lê Lợi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Nhà sử học Lê Văn Lan kính viết