Báo Cáo Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Học Đường

Báo Cáo Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Học Đường

PHÒNG GD&ĐT EAH’LEO Trường tiểu học Đam San CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc   Số: 25/BC-THĐS               Ea Nam, ngày 14 tháng 02 năm 2014 BÁO CÁO CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌCNĂM HỌC 2013 - 2014Căn cứ hướng dẫn số 342 KH-PGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ công văn số 36/PGDĐT- PC ngày 12 tháng 02 năm 2014 về việc báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học;Trường tiểu học Đam San báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học năm học 2013- 2014 như sau;1. Thực trạng đời sống, tâm lý học sinh;Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp tiểu học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời,  thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự hội nhập của các nền văn hóa đã tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đó, sự tác động mạnh mẽ nhất nhằm vào giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Bên cạnh những học sinh ưu tú thì cũng không ít học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại trong tư tưởng đạo đức, lối sống cũng như trong học tập. Do nhận thức còn non kém nên một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, xây dựng cuộc sống lành mạnh. Lối sống hưởng thụ một số học sinh coi đó là sự văn minh, hiện đại. Một số khác biết rõ là lối sống đó không lành mạnh, không hợp nhưng vẫn lén lút chạy theo. Chính lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội của một số học sinh đã tạo ra một cách nhìn thiển cận, nông cạn nên khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ít tỉnh táo để tháo gỡ mà nhiều khi hành động mù quáng. Những biểu hiện trong đời sống tâm lý của một số học sinh như trên là đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng nhất là do sự tư vấn tâm lý học đường chưa thật sự được chú trọng. Các em thiếu “người bạn, người thầy” để chia sẻ, giúp các em định hướng đúng về các lĩnh vực trong cuộc sống, giúp các em vượt qua những khó khăn; giải quyết những vướng mắc tâm lý trong tình bạn, trong mối quan hệ với những người xung quanh2. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường, cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm), trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm) tại nhà trường;a. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường: Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu chú trọng đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trong hoạt động này, nhà trường đang có những bước đi đầu tiên và có cách làm theo từng nội dung và sự vụ sảy ra ở trường để có họat động động tư vấn phù hợp. Năm học 2013-2014 nhà trường đã thành lập được hội đồng tư vấn học sinh với 10 thành viên trong đó:- Chi bộ: 1 người trình độ Thạc sĩ- Ban giám hiệu: 1 người Trình độ Đại học- Công Đoàn: 1 người: trình độ Cao đẳng- Đoàn Thanh niên: 1 người Trình độ đại học- TPT: 1 người: Trình độ Cao đẳng- Tổ khối trưởng: 5 người Đại học: 2, Cao đẳng 2. THSP: 1 Tất các các thành viên trong tổ tư vấn học sinh có trình độ đào tạo trên chuần và làm công tác kiêm nhiệm b. Nội dung tư vấn - Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tình bạn. - Những băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề ứng xử của cha mẹ, thầy cô,  người thân trong gia đình mong muốn được gần gũi, chia sẻ và làm thế nào để cha mẹ hiểu con cái hơn. - Trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị nghiện game, trẻ em bị bạo hành gia đình, trẻ em vi phạm pháp luật,

PHÒNG GD&ĐT EAH’LEO Trường tiểu học Đam San CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc   Số: 25/BC-THĐS               Ea Nam, ngày 14 tháng 02 năm 2014 BÁO CÁO CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌCNĂM HỌC 2013 - 2014Căn cứ hướng dẫn số 342 KH-PGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ công văn số 36/PGDĐT- PC ngày 12 tháng 02 năm 2014 về việc báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học;Trường tiểu học Đam San báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học năm học 2013- 2014 như sau;1. Thực trạng đời sống, tâm lý học sinh;Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp tiểu học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời,  thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự hội nhập của các nền văn hóa đã tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đó, sự tác động mạnh mẽ nhất nhằm vào giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Bên cạnh những học sinh ưu tú thì cũng không ít học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại trong tư tưởng đạo đức, lối sống cũng như trong học tập. Do nhận thức còn non kém nên một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, xây dựng cuộc sống lành mạnh. Lối sống hưởng thụ một số học sinh coi đó là sự văn minh, hiện đại. Một số khác biết rõ là lối sống đó không lành mạnh, không hợp nhưng vẫn lén lút chạy theo. Chính lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội của một số học sinh đã tạo ra một cách nhìn thiển cận, nông cạn nên khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ít tỉnh táo để tháo gỡ mà nhiều khi hành động mù quáng. Những biểu hiện trong đời sống tâm lý của một số học sinh như trên là đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng nhất là do sự tư vấn tâm lý học đường chưa thật sự được chú trọng. Các em thiếu “người bạn, người thầy” để chia sẻ, giúp các em định hướng đúng về các lĩnh vực trong cuộc sống, giúp các em vượt qua những khó khăn; giải quyết những vướng mắc tâm lý trong tình bạn, trong mối quan hệ với những người xung quanh2. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường, cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm), trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm) tại nhà trường;a. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường: Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu chú trọng đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trong hoạt động này, nhà trường đang có những bước đi đầu tiên và có cách làm theo từng nội dung và sự vụ sảy ra ở trường để có họat động động tư vấn phù hợp. Năm học 2013-2014 nhà trường đã thành lập được hội đồng tư vấn học sinh với 10 thành viên trong đó:- Chi bộ: 1 người trình độ Thạc sĩ- Ban giám hiệu: 1 người Trình độ Đại học- Công Đoàn: 1 người: trình độ Cao đẳng- Đoàn Thanh niên: 1 người Trình độ đại học- TPT: 1 người: Trình độ Cao đẳng- Tổ khối trưởng: 5 người Đại học: 2, Cao đẳng 2. THSP: 1 Tất các các thành viên trong tổ tư vấn học sinh có trình độ đào tạo trên chuần và làm công tác kiêm nhiệm b. Nội dung tư vấn - Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tình bạn. - Những băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề ứng xử của cha mẹ, thầy cô,  người thân trong gia đình mong muốn được gần gũi, chia sẻ và làm thế nào để cha mẹ hiểu con cái hơn. - Trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị nghiện game, trẻ em bị bạo hành gia đình, trẻ em vi phạm pháp luật,

Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện công tác xã hội trường học.

Tầm quan trọng của công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường

Các nhân viên tư vấn tâm lý trong trường học là chị “Thanh Tâm” sẵn sàng lắng nghe mọi chia sẻ của các em học sinh về những vấn đề tâm sinh lý, cho dù đó là một vấn đề rất nhỏ như “Con cảm thấy buồn vì người bạn thân nghỉ chơi”, “Con cảm thấy lo lắng về kỳ thi sắp tới”, hay những khúc mắc vô cùng nan giải như “Con cảm thấy áp lực vì bố mẹ chưa hiểu mình”, “Con đang mất hết niềm vui trong cuộc sống và học tập”… Khi trẻ gặp khó khăn trong việc học, trong các mối quan hệ với gia đình hay với bạn bè, thầy cô thì nhân viên tư vấn tâm lý sẽ cùng trẻ phân tích xem nguyên nhân thực sự do đâu để từ đó tìm ra các hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, khi trẻ có bất cứ thắc mắc nào về giới tính và quá trình dậy thì, trẻ cũng có thể tìm gặp các nhân viên tư vấn tâm lý để được tư vấn và cung cấp thông tin.

Không chỉ tư vấn cho từng học sinh, nhân viên tâm lý còn có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn… để chia sẻ tới nhiều em học sinh hơn. Và một điều vô cùng quan trọng, đó là tất cả các thông tin mà học sinh chia sẻ với nhân viên tư vấn tâm lý đều được bảo mật. Trừ trường hợp khẩn cấp liên quan đến tính mạng và sự an toàn, nhân viên tư vấn sẽ phải thông báo với các bên liên quan để đảm bảo trẻ được an toàn.

Còn nhân viên công tác xã hội trong trường học là người giúp học sinh thay đổi những hành vi tiêu cực như: không hoàn thành việc học tập, bạo lực học đường, vi phạm pháp luật…; giúp các em phát huy những điểm mạnh của bản thân để thành công trong học tập, định hướng nghề nghiệp.

Ðồng thời, nhân viên công tác xã hội còn có vai trò hỗ trợ công tác phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những trẻ em yếu thế như: trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…

Mặt khác, thông qua tư vấn, các nhân viên công tác xã hội cung cấp các kiến thức và kỹ năng giúp các em học sinh tự giải quyết vấn đề, vượt qua những khó khăn, khủng hoảng về tâm lý. Nhân viên công tác xã hội cũng là người giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về quyền và bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình và cộng đồng, nắm được Luật Trẻ em và các quy định pháp luật khác.

Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng là người hỗ trợ các em học sinh hòa nhập cộng đồng sau can thiệp.

Công tác xã hội trong trường học cũng giúp các bậc phụ huynh tham gia một cách tích cực hơn trong việc giáo dục con, cải thiện kỹ năng làm cha mẹ.

Mặc khác, công tác xã hội trong trường học cũng giúp các thầy cô giáo giảm áp lực công việc, kết nối giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh hiệu quả hơn, nhất là với những học sinh cần sự giáo dục đặc biệt.

Có thể nói, công tác xã hội trong trường học có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào bốn đối tượng chính của trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giúp các em học sinh phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và bình đẳng.

Cùng với hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học chăm sóc sức khỏe tinh thần và xây dựng môi trường giáo dục an toàn và hạnh phúc cho các em học sinh.

Truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường đã thực sự hiệu quả?

Hiện nay, không ít phụ huynh, học sinh chưa được tiếp cận dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường hoặc nhà trường có nhưng lại không biết để được hỗ trợ kịp thời.

Khi gặp phải các vấn đề về tâm sinh lý, nhiều học sinh không biết phải hỏi ai, hỏi bố mẹ thì nhiều em lại thấy ngại, hỏi thầy cô thì không phải thầy cô nào cũng có chuyên môn về lĩnh vực này để có thể tư vấn một cách hợp tình, hợp lý. Chính vì thế, nhiều em đã lên mạng hỏi Google, trên Google có rất nhiều kiến thức có thể giúp trẻ tự tìm ra câu trả lời, nhưng trên Google cũng có nhiều thông tin nhiễu, thậm chí là sai lệch, nếu trẻ cứ áp theo Google một cách máy móc có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Google không phải là bác sĩ có thể trị bách bệnh. Trẻ ốm cần được cha mẹ đưa đi khám bác sĩ, trẻ gặp các vấn đề về tâm lý cần được chuyên gia tâm lý tư vấn kịp thời, và nếu trẻ thiếu các kiến thức và kỹ năng xã hội, trẻ cần được các nhân viên công tác xã hội hỗ trợ. Do đó, truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường là điều hết sức cần thiết trong ngành giáo dục.