Giấy Phép Môi Trường Có Bắt Buộc

Giấy Phép Môi Trường Có Bắt Buộc

Giấy phép môi trường là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do nhà nước đặt ra. Giấy phép môi trường còn là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng môi trường. Chính vì vậy, các ngành nghề phải có giấy phép môi trường bắt buộc, phù hợp với tiêu chí của nhà nước.

Giấy phép môi trường là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do nhà nước đặt ra. Giấy phép môi trường còn là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng môi trường. Chính vì vậy, các ngành nghề phải có giấy phép môi trường bắt buộc, phù hợp với tiêu chí của nhà nước.

Đối tượng được miễn giấy phép môi trường

Danh mục dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được miễn giấy phép môi trường;

-Không phát sinh khí thải phải xử lý

-Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh như thầy nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.

-Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.

Khái niệm về giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:

Hiện nay, các công ty tư vấn môi trường hoạt động rất nhộn nhịp. Vì vậy, để có được giấy phép môi trường đảm bảo chất lượng thì việc lựa chọn một công ty tư vấn uy tín chính là giải pháp tối ưu nhất.

Dịch vụ tư vấn Môi Trường Toàn Cầu là dịch vụ tổng hợp các hành động nhằm rà soát lại thực trạng quản lý ngành nghề phải có giấy phép môi trường, công tác môi trường tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… của khách hàng. Từ đó, cơ sở đánh giá mức độ phù hợp cũng như rủi ro của công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp so với các quy định pháp luật hiện hành.

Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ môi trường, ngành nghề phải có giấy phép môi trường bao gồm:

Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

Ai là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các ngành nghề này?

Các cơ quan chính phủ có thẩm quyền, như Bộ Tài nguyên và Môi trường, cấp giấy phép môi trường cho các ngành nghề cần thiết.

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?

Theo quy định của Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được phân chia như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các đối tượng sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các đối tượng sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Tùy thuộc vào nhóm đối tượng được cấp phép, giấy phép môi trường có thời hạn lâu nhất là 10 năm (theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Cụ thể, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:

- 07 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm I và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

- 10 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm II, III và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II, III.

Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định tại Điều 28 Luật này gồm:

- Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

- Yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm: Khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường...

Và dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư nhóm I, II, III, IV, trong đó, dự án đầu tư nhóm I, II, III phải có giấy phép môi trường. Cụ thể:

Dự án nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao)

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

Dự án nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I)

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Dự án nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, II)

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

Lưu ý: Các dự án nêu trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định thì được miễn giấy phép môi trường.

Các ngành nghề nào có thể gây ô nhiễm môi trường?

Các ngành công nghiệp như luyện kim, chế biến hóa chất, sản xuất giấy, và chế biến thực phẩm thường có tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường.