Hoàng Hậu Nổi Tiếng Trung Quốc

Hoàng Hậu Nổi Tiếng Trung Quốc

Hoàng thái hậu (chữ Hán: 皇太后; Kana: こうたいごうKōtaigō; Hangul: 황태후Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Dowager Empress, Empress Dowager hay Empress Mother), thường được gọi tắt là Thái hậu (太后), là một tước vị được quy định dành cho mẹ của Hoàng đế, hoặc vợ cả của Hoàng đế đời trước (hoặc Thái thượng hoàng) trong các khối đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Hoàng thái hậu (chữ Hán: 皇太后; Kana: こうたいごうKōtaigō; Hangul: 황태후Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Dowager Empress, Empress Dowager hay Empress Mother), thường được gọi tắt là Thái hậu (太后), là một tước vị được quy định dành cho mẹ của Hoàng đế, hoặc vợ cả của Hoàng đế đời trước (hoặc Thái thượng hoàng) trong các khối đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Shenzhen Port – Cảng Thâm Quyến

Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng biến nằm tại đường bờ biển Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Đây là một trong những cảng biển  nhộn nhịp và phát triển nhanh nhất tại đất nước này.

Cảng Thâm Quyến là nơi 40 công ty vận tải đã khai trương với hơn 130 tuyến cont quốc tế. Hằng tháng, cảng Thâm Quyến đón hơn 560 tàu và 21 chuyến trung chuyển đến các cảng khác trong khu vực.

Shanghai Port – Cảng Thượng hải

Cảng Thượng Hải là một trong những cảng biển Trung Quốc lớn nhất tại Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung.

Cảng Thượng Hải nằm ở vùng lân cận của Thượng Hải, bao gồm một cảng nước biển nước sâu và cảng sông.

Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt mặt cảng Singapore và trở thành cảng biển lớn nhất thế giới. Cảng Thượng Hải là nơi xếp dỡ 29.05 triệu TEU, hơn nửa triệu TEU tại cảng Singapore.

Năm 2019, cảng Thượng Hải đã xử lý hơn 43 triệu TEU.

Nhờ mật độ dân số đông cùng lượng giao thông cảng cao, Thượng Hải là một trong những thành phố cảng duy nhất trên thế giới được xếp loại vào loại Siêu đô thị cảng lớn.

Tianjin Port – Cảng Thiên Tân

Cảng Thiên Tân là cửa ngõ hàng hải chính cho thủ đô Bắc Kinh, Cảng Thiên Tân là cảng lớn nhất phía Bắc Trung Quốc, nó cũng là một trong những cảng biển lớn của thế giới.

Cảng bao gồm 121 km vuông bề mặt đất, với hơn 31,9 km bờ biển và 151 bến sản xuất vào cuối năm 2010.

Cảng Thiên Tân thông thương với hơn 600 cảng tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nó được phục vụ hơn 115 đường hàng container thông thường.

Năm 2013, cảng này xử lý hơn 500 triệu tấn hàng hóa và 13 triệu TEU cont. Nhờ đó, nó trở thành cảng lớn thứ 4 trên thế giới về khối lượng trọng tải thông qua và đứng thứ 9 về sản lượng cont.

Với lưu lượng giao thông cảng lớn cùng số lượng dân đô thị cao, Thiên Tân trở thành một siêu cảng đô thị lớn nhất trên thế giới.

Guangzhou Port – Cảng Quảng Châu

Năm 2018, Cảng Quảng Châu được xếp loại là cảng lớn thứ 05 trên thế với lượng giao dịch là 21.8 triệu TEU.

Cảng Quảng Châu là cảng biển chính của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Cảng Quảng Châu là một trong những cảng biển quan trọng, đóng vai trò mắt xích trong con đường tơ lụa trên biển, là một trong những cảng biển sầm uất nhất tại Trung Hoa vào thời kỳ nhà Minh và nhà Thanh.

Tại Trung Quốc, thành phố Quảng Châu là trung tâm kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất tại khu vực đồng bằng Sông Châu Giang và tỉnh Quảng Đông.

Cảng Quảng Châu bao gồm 4.600 cầu cảng, 133 phao và 2.359 khu neo đậu, mỗi cầu có trọng tải 1.000 tấn.

Cảng Quảng Châu xử lý một loạt các hoạt động bao gồm xếp dỡ, lưu kho, lưu kho ngoại quan, dịch vụ vận chuyển hàng hóa container.

Ningbo Zhoushan Port – Cảng Ninh Ba và Zhoushan

Cảng Ninh Ba và Zhoushan là một trong những cảng biển Trung Quốc bận rộn nhất khi sở hữu số lượng hàng hóa khổng lồ. Cảng Ninh Ba & Zhoushan nằm tại bờ biển Hoa Đông, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Cảng Ninh Ba & Zhoushan nằm tại ngã tư của tuyến vận tải biển nội địa và ven biển Bắc – Nam, gồm nhiều kênh dẫn đến tuyến đường thủy nội địa quan trọng.

Năm 2015, cảng Ninh Ba & Zhoushan đã xử lý hơn 888 triệu tấn hàng hóa.

Hong Kong Port – Cảng Hồng Kông

Cảng Hồng Kông là một trong những cảng nước sâu nằm bên biển Đông. Cảng Hồng Kông là một trong ba cảng biển bận rộn nhất trên thế giới khi sở hữu 03 hạng mục: vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa.

Cảng Hồng Kông bị chi phối bởi hàng loạt cont sản phẩm được sản xuất, nguyên liệu và hành khách.

Cảng Hồng Kông là một trong những cửa ngõ của kinh tế Trung Quốc đại lục, đóng vai trò quan trọng tại còn đường tơ lụa từ biển Trung Quốc qua kênh đào Suez đến Địa Trung Hải.

Năm 2007, Cảng Hồng Kông sở hữu lượng cont thông quan với việc xếp dỡ hơn 23.9 triệu TEU. Cũng trong năm này, cảng Hồng Kông đón 456.000 con tàu, 293 triệu tấn hàng hóa và hơn 25 triệu hành khách. Trung bình, thời gian quay vòng của các tàu cont tại cảng là khoảng 10 giờ.

Năm 2016, lượng tàu cont đi qua cảng này là 25.869 với tải trọng ký thực là 386.853 tấn.

Zhangjiang Port – Cảng Trạm Giang

Cảng Trạm Giang là một trong những cảng biển Trung Quốc nước sâu tự nhiên. Năm 1956, Cảng Trạm Giang được thiết kế và xây dựng như một cảng hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc.

Sau hơn 50 năm xây dựng, những cầu cảng hiện tại ở cảng Trạm Giang đã có thể xếp dỡ cont, hàng tổng hợp và hàng rời cập cảng.

Ngoài ra, cảng Trạm Giang còn có các cơ sở cho hàng hóa nguy hiểm, các loại xăng dầu, hàng khách thương mại và quá cảnh, phà, giao nhận hàng hóa, vận tải tàu biển,…

Từ năm 2004, cảng Trạm Giang đã trở thành trung tâm vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Đây cũng là trụ sở của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân .

Năm 2006, cảng Trạm Giang xử lý hơn 35,5 triệu tấn hàng hóa thông thường, 182.000 TEUs trong container và hơn 50 triệu tấn hàng hóa trong nước.

Cảng Đại Liên được thành lập vào năm 1899 tại phía Nam của bán đảo Liêu Đông, Trung Quốc. Đây là cảng biển Trung Quốc đa năng lớn nhất, phục vụ cho các cảng biển Bắc, Đông Á và vành đai Thái Bình Dương.

Cảng Đại Liên được thiết lập nhằm giao thương và vận chuyển với hơn 300 cảng tại 160 quốc gia trên toàn thế giới.

Cảng Đại Liên có hơn 68 tuyến vận tải cont quốc tế & nội địa. Hằng năm, cảng này xử lý ít nhất hơn 100 triệu hàng hóa.

Cảng Chu Hải nằm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Chu Hải gồm 7 khu cảng chính: Gaolan, Wanshan, Jiuzhou, Xiangzhou, Tangjia, Hongwan và Doumen.

Tính đến năm 2012, cảng biển Trung Quốc Chu Hải có tổng cộng 131 bến, 126 bến sản xuất, trong đó 17 bến nước sâu trên 10.000 DWT.

Năm 2012, Cảng Chu Hải có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 71.870.000 tấn. Năm 2013, con số này đã  vượt mốc 100.000.000 tấn.

Nằm tại cảng nước sâu trên đảo Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, cảng Hạ Môn là cảng biển xếp thứ 8 tại Trung Quốc và thứ 17 trên toàn thế giới.

Cảng Hạ Môn là một trong những cảng biển có khả năng tiếp cận các cont cỡ lớn thế hệ thứ 6.

Cảng Hạ Môn bao gồm 12 khu vực chính là: Heping, Dongdu, Haiti, Shushan, Gaoqi và Liu Wudian. Cảng nước sâu này có tổng cộng 68 tuyến vận chuyển, phục vụ hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Trung bình mỗi tháng, cảng Hạ Môn có tổng cộng 469 lượt tàu cập bến.

Năm 2010, Cảng Hạ Môn kết hợp với cảng lân cận là Chương Châu, tạo thành hải cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Trung Quốc.

Năm 2013, Cảng Hạ Môn xử lý 191 triệu tấn hàng hóa, hơn 8 triệu TEU cont.

Wenzhou Port – Cảng Ôn Châu

Cảng Ôn Châu là một cửa sông nước sâu tự nhiên, là cảng biển quốc tế trên bờ biển của Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.

Năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thông quan là 25,16 triệu tấn và sản lượng cont thông quan tại cảng này là 570.200 TEU.

Cảng Yên Đài là một cảng trên biển Bột Hải ở vùng lân cận của Yên Đài ,Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 2011, cảng Yên Đài đã xếp dỡ hơn 200 triệu tấn hàng hóa, trở thành cảng thứ 10 ở Trung Quốc có lượng hàng thông qua hơn 200 triệu tấn.

Năm 2011, cảng Yên Đài, cùng với ba cảng khác của Trung Quốc là Cảng Yên Đài, Cảng Nhật Chiếu, Cảng Uy Hải đã ký một liên minh chiến lược với cảng lớn nhất của Hàn Quốc (ROK). Liên minh được thành lập bởi Cảng Thanh Đảo, Cảng Yên Đài, Cảng Nhật Chiếu, Cảng Uy Hải và Cảng Busan của Hàn Quốc, nhằm xây dựng một trung tâm vận chuyển và hậu cần ở Đông Bắc Á.

Ngoài những cảng biển Trung Quốc kể trên, đất nước láng giềng của Việt Nam còn sở hữu lượng lớn các cảng tầm trung và nhỏ khác. Với số lượng cảng biển lớn nhỏ tại đây, không thể phủ nhận việc Trung Quốc là một trong những quốc gia giao thương rộng lớn và quan trọng trong hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu trên thế giới.

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến các cảng tại Trung Quốc, hãy liên hệ ngay với Cường Quốc Logistics qua hotline 0972 66 71 66 để được tư vấn.

Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cường Quốc

Địa chỉ trụ sở: 68/18 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: [email protected]

Website: https://cuongquoclogistics. com/

Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Cũng như trường hợp của Hoàng thái hậu, vị Hoàng đế tại vị có thể là Thứ xuất (mẹ là phi tần mà không phải Hoàng hậu), hoặc là từ dòng bên nhập tự, do đó có nhiều trường hợp mà Thái hoàng thái hậu có thể không thật sự là bà nội về mặt huyết thống của Hoàng đế tại vị mà chỉ là trên pháp lý. Trong hệ thống tước vị dành cho hậu phi, thì tước xưng này luôn là cao quý nhất, do vậy cũng có nhiều trường hợp người được tôn xưng chỉ đơn giản là đứng đầu phái nữ trong hoàng gia, mà không nhất thiết là bà nội của Hoàng đế.

Trong lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Nguyễn còn chế định thêm một tước vị độc nhất vô nhị dựa trên danh hiệu Thái hoàng thái hậu, là Thái thái hoàng thái hậu (太太皇太后), dùng để tôn xưng cho một mình bà Từ Dụ (Nghi Thiên Chương Hoàng hậu), lúc này đã là Hoàng tằng tổ mẫu (bà cố) trên danh nghĩa của vua Thành Thái..

Tước hiệu ["Thái hoàng thái hậu"] dùng để tôn vinh người bà nội của Hoàng đế, địa vị ở trên các Hoàng thái hậu. Tước vị này lần đầu xuất hiện vào thời Tây Hán, ghi nhận trường hợp Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng và là bà nội của người kế nhiệm, Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Trước đó, Hoàng thái hậu Lữ Trĩ tuy là bà nội của Lưu Cung và Lưu Hồng, song bà vẫn chỉ xưng làm Hoàng thái hậu, mà không phải Thái hoàng thái hậu.

Tuy nhiên, bộ Sử ký Tư Mã Thiên không ghi lại danh hiệu này thời Cảnh Đế và chỉ gọi Bạc thị là ["Thái hậu"] và người đầu tiên ghi nhận lại là Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, mẹ của Hán Cảnh Đế dưới thời cháu nội là Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Đến sách Hán thư, đã công nhận danh hiệu này xuất hiện trước đó, nhầm tấn tôn Bạc Cơ. Tiếp theo đó, từ nhà Hán làm nền tảng, các triều đại của Trung Quốc vẫn xem danh hiệu này là cao quý nhất. Danh vị này, sau đó truyền qua các triều đình theo văn hóa Hoa Hạ, như Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, danh hiệu này lần đầu tiên được biết đến là vào thời nhà Trần, người đầu tiên được tôn vị là Tuyên Từ hoàng hậu.

Khi Từ Hi Hoàng thái hậu lâm chung, chỉ định Phổ Nghi kế vị. Vì Từ Hi là bà nội trên pháp lý của Phổ Nghi, nên trong ngày hôm đó bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trước khi qua đời vài giờ sau. Đó cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, cũng là Thái hoàng thái hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử.

Danh vị Thái hoàng thái hậu là danh vị cao nhất của một nữ quyến hoàng thất trong một gia đình hoàng tộc của các quốc gia Đông Á. Khi sách phong cho một Thái hoàng thái hậu, cũng như Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn, quy định về tấn tôn.

Việc tấn tôn Thái hoàng thái hậu thường chia ra làm hai trường hợp chính:

Vì tôn hiệu đặc thù, trong nhiều triều đại tuy có thể có trên 2 vị Hoàng thái hậu, nhưng hầu như không có 2 vị Thái hoàng thái hậu cùng tôn vị. Điều cực hiếm này lại xảy ra cuối triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, có Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu cùng Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu thời Bảo Đại.

Mặt khác, vì vấn đề chính trị, cũng có nhiều tổ mẫu của Hoàng đế không tấn tôn địa vị Thái hoàng thái hậu. Điển hình như Lữ Thái hậu thời Hán Tiền Thiếu Đế Lưu Cung, tuy là Hoàng tổ mẫu của Hoàng đế nhưng vẫn giữ danh hiệu Hoàng thái hậu. Thời Đông Hán, Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu, mẹ của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, tuy là bà nội của Hán Thiếu Đế Lưu Biện và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhưng chưa từng nhận qua danh vị Thái hoàng thái hậu. Lại có Thiệu Thái hậu, bà nội của Minh Thế Tông, tuy là Hoàng tổ mẫu nhưng chưa từng được tôn làm Thái hoàng thái hậu, sau khi qua đời mới có thụy hiệu là Hiếu Huệ Thái hoàng thái hậu mà thôi.

Bên cạnh đó, cũng không thiếu một số các trường hợp Thái hoàng thái hậu không phải bà nội của Hoàng đế. Như Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu vào thời Hán Nguyên Đế là "Thúc tằng tổ mẫu" (bà cố) của Hoàng đế, cũng chỉ giữ danh hiệu Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân thời Nhũ Tử Anh, trên danh nghĩa là đường tằng tổ mẫu (bà cố) của Hoàng đế, nhưng cũng chỉ tự tôn làm Thái hoàng thái hậu. Lại có Ý An Quách hoàng hậu, qua các triều đã là Thái hoàng thái hậu, nên dưới thời Đường Tuyên Tông vẫn giữ danh hiệu.

Tại Việt Nam, vai vế không đồng nhất cũng xuất hiện vào thời đại nhà Nguyễn. Khi Vua Hiệp Hòa nối ngôi sau khi Vua Dục Đức bị phế, di chiếu của Vua Tự Đức đã định sẵng nên tôn Hoàng thái hậu Phạm thị làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, do vậy là con chồng của bà Từ Dụ và là em trai của Vua Tự Đức, nhưng vì tôn trọng di chiếu mà nhà Vua vẫn tôn mẹ cả Phạm thị làm Thái hoàng thái hậu[3].

Thời Hán Ai Đế Lưu Hân, do Ai Đế là nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, trở thành Thái tử, nên khi lên ngôi ông nhận đích tổ mẫu là Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và Hoàng hậu Triệu thị của Thành Đế làm Hoàng thái hậu. Nhưng ông vẫn tôn kính mẹ đẻ Đinh Cơ và bà nội là Phó Thái hậu, luôn tìm cách nâng địa vị của họ.

Thời kì này vẫn chưa có hệ thống huy hiệu hoàn chỉnh, do vậy Hán Ai Đế đã liên tiếp nghĩ ra nhiều dị thể từ danh hiệu Hoàng hậu và Hoàng thái hậu vốn có, và cuối cùng tạo nên một thời kì mà trong cung có một lúc 4 vị Thái hậu với những danh hiệu chưa từng có:

Thời Bắc Chu, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn kế vị, cả hai vị Thái hậu tổ mẫu của Hoàng đế là Thiên Nguyên Thượng Hoàng thái hậu A Sử Na thị và Thiên Nguyên Thánh Hoàng thái hậu Lý thị đều còn sống. Triều đình Bắc Chu khi ấy quyết định:

Ở Hàn Quốc, nhà Triều Tiên chỉ xưng Vương, và hôn phối gọi là Vương phi, trên một đời là Vương đại phi, trên nữa là 「Đại vương đại phi; 大王大妃」. Sau khi qua đời mới tôn gọi là Vương hậu. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, Đại vương đại phi của Triều Tiên không xét mối quan hệ của Đại phi với Quốc vương, mà chỉ đơn giản là tính theo số đời, cứ lên một đời là tăng, do vậy có nhiều trường hợp Đại vương đại phi không phải tổ mẫu của Quốc vương mà là Đích mẫu, như Nhân Nguyên Vương hậu thời Triều Tiên Anh Tổ vậy.

Trong lịch sử Nhật Bản, pháp định dành cho địa vị của Thái hoàng thái hậu không nhất định chỉ dành cho tổ mẫu của Thiên Hoàng, mà dựa vào địa vị từng có theo các đời tương tự Triều Tiên. Ví dụ như Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), Hoàng hậu của Thiên hoàng Junna, vốn là thúc mẫu của vị Thiên hoàng tiếp theo là Thiên hoàng Ninmyō nên được tôn làm Hoàng thái hậu, đến triều tiếp theo là Thiên hoàng Montoku thì lại được tôn làm Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Quất Gia Trí Tử, sinh mẫu của Thiên hoàng Ninmyō được con trai tôn làm Thái hoàng thái hậu, vì ở triều đại Thiên hoàng trước đó bà đã là Hoàng thái hậu. Vào cuối thời Heian, Thái hoàng thái hậu theo pháp định cũng dần trở thành một loại vinh hàm, chỉ dùng để sắc phong cho nữ quyến trong hoàng thất có địa vị cao, như Nhị Điều Hoàng thái hậu Lệnh Tử Nội thân vương (令子內親王). Từ khi Đằng Nguyên Đa Tử (藤原多子) của Thiên hoàng Konoe được sách phong đến nay, Nhật Bản đã qua 800 năm chưa từng xuất hiện lại một người phụ nữ nào mang danh vị Thái hoàng thái hậu.

Trong khi ở lịch sử Việt Nam, hoàng thất nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đều tôn xưng Thái hoàng thái hậu theo đúng vai vế tương tự Trung Quốc. Các chúa Trịnh xưng Vương, quyền thay Hoàng đế nhà Lê, nên cũng mô phỏng quy cách hoàng thất, tôn bà nội của chúa là 「Thái tôn thái phi; 太尊太妃」. Một số trường hợp Thái tôn Thái phi được Hoàng đế nhà Lê thiện đãi, gia phong tôn hiệu, đều thường là 「Quốc mẫu; 國母」 hay 「Quốc Thái mẫu; 國太母」. Vào thời nhà Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu vào thời Thành Thái, đã là Đích tằng tổ mẫu (bà cố) của đương kim Hoàng đế. Trong lịch sử, bà cố của Hoàng đế không được ghi lại tôn hiệu, nên Thành Thái đã chế định ra tôn hiệu cho bà, gọi là 「Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu; 慈裕博惠康壽太太皇太后」, và đây cũng là danh hiệu duy nhất tồn tại dành cho Tằng tổ mẫu của Hoàng đế trong lịch sử các quốc gia đồng văn Đông Á.

Dưới đây là 10 công viên nổi tiếng nhất, gắn liền với lịch sử phát triển và thiên nhiên tuyệt đẹp của Trung Quốc.

1. Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới

Công viên quốc gia hạng nhất này nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo, đáng kinh ngạc. Nó bao gồm các cột đá sa thạch hùng vĩ, động vật hoang dã và rừng rậm xanh mướt. 98% diện tích công viên được bao phủ trong thảm thực vật tự nhiên, với hơn 150 loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật được bảo vệ như khỉ rhesus, gà lôi vàng, hươu xạ hương và kỳ giông khổng lồ. Thật khó để tìm được nơi nào có vẻ đẹp kì ảo hơn Công viên Quốc gia Trương Gia Giới.

2. Công viên quốc gia Cửu Trại Câu

Công viên quốc gia này là một kỳ quan thiên nhiên đích thực. Vẻ đẹp của nó được tạo thành từ vô vàn thác nước, hồ nước trong vắt và những ngọn đồi đá vôi. Công viên là một phần của dãy núi Min Shan, nằm ở rìa của cao nguyên Himalaya Tây Tạng. Tên của nó có nghĩa là Chín Ngôi Làng, để nhớ về những người Tây Tạng sống ở đó. Trong không gian công viên, có rất nhiều nơi thờ phượng của người Tây Tạng và là nơi sinh sống của một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như gấu trúc đen và trắng, khỉ vàng Tứ Xuyên, và trâu rừng Tây Tạng.

Công viên quốc gia Quế Lâm Lệ Giang là không giống như bất cứ công viên nào khác trên trái đất. Nằm ở phía nam Trung Quốc, đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước. Từ sông Lệ Giang, du khách đã có thể nhìn thấy các thành tạo đá vôi nổi tiếng của công viên. Tại đây, có vô số các hang động kì thú để du khách thỏa thuê khám phá.

Hoàng Sơn là một tên rất phù hợp cho công viên quốc gia này, vì nó có nghĩa là Núi Vàng. Dãy núi có màu sắc rực rỡ được tạo thành từ các đỉnh đá granite dốc đứng, bao phủ bởi những cây thông. Công viên Hoàng Sơn là điểm đến yêu thích của vô số các nghệ sĩ trong vài thế kỉ qua, đặc biệt là các họa sĩ. Mặc dù cảnh quan thay đổi theo từng mùa, công viên không bao giờ mất nét duyên dáng độc đáo của nó.

Công viên quốc gia này nổi tiếng với 'rừng đá' của nó. Nhiều thành tạo đá trong công viên có hình dáng kì dị trông như những cái cây hóa đá. Hòn đá nổi tiếng nhất là 'đá Ashima'. Truyền thuyết kể rằng một cô gái xinh đẹp của dân tộc Yi, đã bị biến thành đá trong rừng khi cô chạy trốn khỏi nhà do cha mẹ không có phép cô kết hôn với chàng trai của mình.

Công viên thú vị này là nhà của ngọn núi cao nhất trong 4 ngọn núi Phật giáo thiêng liêng ở Trung Quốc, núi Emei. Từ độ cao 3099 mét trên mực nước biển, bạn sẽ có cảm giác mình đang đi giữa một biển mây. Bản thân ngọn núi được coi là một nơi tôn quý của sự giác ngộ, nó có hơn 100 ngôi chùa và tu viện và là nơi hành hương của hàng trăm Phật tử mỗi năm.

7. Công viên quốc gia Hoàng Long

Công viên quốc gia này có vẻ đẹp vô cùng đặc biệt. Nó có hàng loạt các hồ bơi vôi hóa đầy màu sắc và các hồ kẹt giữa thung lũng và rừng rậm.Những chiếc hồ bản thân chúng đã là những điều kì diệu với màu ngọc lam, xanh đậm và vàng rực rỡ. Hang động và thác nước cũng có trong công viên cùng với hai ngôi chùa Đạo giáo nổi tiếng là chùa Đen và chùa Cổ. Vào mùa đông, công viên vẫn giữ được vẻ đẹp ấn tượng với các đỉnh núi phủ tuyết.

Các đỉnh núi đá granite, rừng, thung lũng, hang động, thác nước, và cột trụ đá tạo nên cảnh quan độc đáo của công viên quốc gia tuyệt đẹp này. Ba đỉnh núi chính của Núi Sanqing, đại diện cho ba đạo giáo: Yuhua, Yushui và Yujing. Như vậy, công viên này là một nơi hành hương cho các tín đồ đạo giáo Trung Quốc trong hơn 1500 năm. Chính vì vậy, trong công viên có rất nhiều các ngôi đền cổ nằm rải rác.

Potatso là công viên quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Nó gồm có hai hồ lớn, đồng cỏ, rừng và đầm lầy cùng các loại động vật hoang dã. Công viên là một phần của cao nguyên Tây Tạng, nằm ở độ cao 3500 mét so với mực nước biển. Đối với người Tây Tạng, khu vực này có ý nghĩa tinh thần rất lớn, nhiều tín đồ đã thực hiện cuộc hành hương đến đây mỗi năm. Vào mùa hè, hàng trăm bông hoa nở rộ, mùa thu tạo ra sự đổi màu của hàng triệu chiếc lá. Bất kể thời gian nào, công viên cũng đẹp như tranh vẽ.

Hồ Tây là trung tâm của công viên quốc gia thanh bình này. Ở đây du khách có thể đi dạo dọc theo một trong nhiều con đường mòn vòng quanh hồ. Tại đây có nhiều điểm bạn có thể nhìn ra các dãy núi bao quanh và đường chân trời Hàng Châu. Trong công viên cũng có nhiều chùa, hồ, và các khu vườn nằm rải rác là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, họa sĩ và các nghệ sĩ trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Nơi đây cũng được coi là khu bảo tồn tốt nhất về vườn Phúc Châu cổ xưa.