Ngành Y Học Cổ Truyền Học Những Gì

Ngành Y Học Cổ Truyền Học Những Gì

Y học cổ truyền là gì? Ngành y học cổ truyền học những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử quan tâm hiện nay. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Y học cổ truyền là gì? Ngành y học cổ truyền học những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử quan tâm hiện nay. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đông y (Y học cổ truyền) là gì?

Y học cổ truyền tên Tiếng Anh là ” Traditional medicine” hay còn gọi là Đông y. Nền Y học này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, dùng để phân biệt với Tây y (Y học hiện đại phương Tây).

Y học cổ truyền có từ rất lâu đời và để lại những thành tựu to lớn trong việc thăm khám, phòng, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc. Thậm chí còn không dùng thuốc, thay vào đó là dùng phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh.

Cơ sở lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học Âm Dương - Ngũ Hành của Trung Hoa. Khi mà Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, do vậy việc chữa bệnh Y học cổ truyền nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.

Bên cạnh thuyết Âm Dương, lý luận Đông y còn dựa trên học thuyết kinh lạc, thuyết Thiên Nhân hợp nhất, bát cương và học thuyết tạng tượng.

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên tứ chẩn gồm: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân) và thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) nhằm xác định bệnh trạng.

Về phương pháp điều trị, Y học cổ truyền dựa trên 4 phương thức: Dùng thuốc uống hoặc ngoài da, châm cứu, cả xoa bóp; vật lý trị liệu.

Công việc chính của các Y sĩ Y học cổ truyền là tham gia công tác dự phòng bệnh, phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu, tổ chức quản lý dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe và tham gia công tác nghiên cứu khoa học Y học cổ truyền…

Nhược điểm của y học cổ truyền:

Trong Y học cổ truyền đang sử dụng các loại thuốc uống với công dụng hiệu quả nhưng tác dụng chậm không nhanh như Tây y. Không chỉ vậy, việc bào chế thuốc Tây y khá kỳ công và cực kỳ tốn thời gian. Các loại thuốc này có mùi nặng và khá khó uống.

Bác sĩ Y học cổ truyền sau thời gian học tập còn phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, thực hành rồi mới vào hành nghề. Cho đến nay, các cơ sở y tế khám, chữa bệnh Y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng. Cùng với đội ngũ nhân viên y tế chất lượng và hiểu biết của người bệnh còn hạn chế.

Ngày nay, Y học cổ truyền được đưa vào kết hợp với Y học phương Tây nhằm đưa ra hướng điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Do vậy những bạn học ngành này có tiềm năng lớn trong tương lai và mở rộng cơ hội việc làm.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp Y học cổ truyền là gì? Ngành Y học cổ truyền học những gì? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển theo đó ngành y học cũng vô cùng tiên tiến với nhiều máy móc hiện đại nhưng nhiều người vẫn lựa chọn những phương pháp chữa bệnh như Y Học Cổ Truyền có từ thời xa xưa là nơi gửi gắm sức khỏe.Vậy Y học cổ truyền là gì và những phương pháp thực hiện nào cùng Trung Cấp Y Khoa Việt Nam khám phá rõ hơn nhé.

Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.

Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú từ núi rừng đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.

Tương lai phát triển của ngành Y Học Cổ Truyền

- Nghiên cứu và tích hợp với y học hiện đại: Có thể thấy sự tăng cường trong việc nghiên cứu và tích hợp các phương pháp y học cổ truyền vào y học hiện đại. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về các thành phần hoạt chất trong các loại thảo dược truyền thống và cách chúng có thể tương tác với các phương pháp điều trị hiện đại.

- Xu hướng sử dụng thảo dược và dinh dưỡng: Có thể thấy sự tăng cường trong việc sử dụng thảo dược và dinh dưỡng từ nguồn gốc tự nhiên để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Điều này có thể bao gồm việc tích hợp các thực phẩm chức năng và thảo dược vào lối sống hàng ngày.

- Chấp nhận toàn cầu: Một số phương pháp y học cổ truyền có thể được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Việc này có thể tăng cường sự đa dạng trong quy trình điều trị và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.

- Công nghệ và theo dõi sức khỏe: Công nghệ có thể được tích hợp để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp y học cổ truyền. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cảm biến, ứng dụng di động, và trí tuệ nhân tạo để đánh giá và theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân.

- Giáo dục và nhận thức: Tăng cường giáo dục và nhận thức về y học cổ truyền có thể giúp tạo ra sự hiểu biết sâu rộng hơn trong cộng đồng về các lợi ích và rủi ro của việc sử dụng các phương pháp này.

Kết luận: Y học cổ truyền mang lại nhiều ưu điểm như sự nhìn nhận toàn diện về sức khỏe và phòng ngừa theo các phương pháp truyền thống kết hợp với hiện đại. Hy vọng rằng sau bài viết này của Trường Trung Cấp Y Khoa Việt Nam bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn về ngành này nhé.

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y KHOA VIỆT NAM

Ngành Y học cổ truyền hiện nay đã không còn xa lạ đối với những sinh viên học y và muốn tìm hiểu để theo ngành Y. Vậy ngành Y học cổ truyền thì nên học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1.  Giới thiệu chung về ngành Y học cổ truyền

Ngành Y học cổ truyền (Mã ngành: 7720115) là một ngành học áp dụng các phương pháp cổ truyền dựa trên nền tảng Âm Dương - Ngũ Hành vào điều trị và chăm sóc người có vấn đề về sức khỏe. Sinh viên tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền được trang bị những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…

2.  Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

Để theo học ngành Y học cổ truyền, các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

•    Đại học Y Hà Nội •    Đại học Y Dược Hải Phòng •    Đại học Y Dược Thái Bình •    Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

•    Đại học Y Dược - Đại học Huế

•    Đại học Y Dược TP.HCM •    Đại học Y Dược Cần Thơ

3.  Các khối xét tuyển ngành Y học cổ truyền

•    B00: Toán – Hóa – Sinh  •    A00: Toán – Lý – Hóa

4.  Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin I

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin II

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Nam

Giáo dục quốc phòng – an ninh I

Giáo dục quốc phòng – an ninh II

Giáo dục quốc phòng – an ninh III

Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe

Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Chương trình y tế quốc gia và tổ chức quản lý y tế

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

5.  Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:

•    Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt); •    Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền; •    Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc; •    Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh; •    Mở nhà thuốc đông y… •    Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu bạn có chuyên môn tốt.

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Y học cổ truyền. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; Nghiên cứu khoa học ; giảng dạy và cố vấn chuyên môn cho công ty Dược.

Tại khu vực các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã dẫn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng cao, đặc biệt là các phương pháp điều trị tự nhiên, không dùng thuốc. Đáp ứng xu thế này, nhiều trường đại học đã đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền để tăng cường nhân lực chất lượng, có kiến thức sâu rộng về y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh tự nhiên.

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền của cộng đồng và đào tạo ra đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, sang y đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở và đào tạo ngành đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền (Mã ngành: 7720115) vào năm 2024.

Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y học cổ truyền

Chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền đào tạo thời gian 6 năm, có 207 tín chỉ. Sinh viên học lý thuyết và ứng dụng vào thực hành sớm từ năm thứ nhất và liên tục trong 6 năm tại các bệnh viện như: Viện Y Dược học dân tộc Tp.HCM, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi…

Mỗi môn học, sinh viên sẽ được học ứng dụng thực hành tương ứng tại các Khoa/Phòng trong bệnh viện như: Khoa châm cứu và Dưỡng sinh, Khoa Nội Y học cổ truyền, Khoa Lão khoa y học cổ truyền, Khoa Ngoại phụ Y học cổ truyền … Ngoài ra, năm 1 và năm 2 sinh viên học những môn học cơ bản liên quan đến kỹ năng nghề như Giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh miễn dịch, Kỹ năng y khoa,… Các môn học kỹ năng mềm để tăng năng lực tiếp cận chăm sóc sức khoẻ phục vụ cộng đồng xã hội và anh văn chuyên ngành Y học giúp nâng cao khả năng phiên dịch tạo cơ hội việc làm trong khối ngành sức khỏe, hợp tác quốc tế.

Đội ngũ giảng viên là những giảng viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy tại trường Đại học, khám chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa:

– TS.BS Phạm Thị Bạch Yến: Nguyên Giám đốc Sở y tế Lâm Đồng, kinh nghiệm 42 năm khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Y Hà Nội.

– TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến: Chuyên gia về Sản phụ khoa Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Nguyễn Công Thực: Chuyên gia về Nội khoa Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Đặng Trần Trung: Chuyên gia về Ưng bứu Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Vũ Hải Nam: Chuyên gia về cơ xương khớp Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Nam Kinh – Trung Quốc.

Sinh viên ngành Y học cổ truyền luôn được hướng dẫn và giảng dạy bởi quý Thầy Cô giáo có nhiều kinh nghiệm, giúp rèn luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết để trở thành bác sĩ Y học cổ truyền có khả năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở y tế và bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho cộng đồng trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, cấy chỉ, thuỷ châm, thảo dược….) tại Phòng khám Y học cổ truyền; Khoa Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng của bệnh viện đa khoa; Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền Nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu về Y học cổ truyền và giảng dạy tại các turờng Đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền tham gia vào quá trình phát triển các sản phẩm từ thảo dược.

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y học cổ truyền cũng có thể nâng cao trình độ: Bác sĩ Nội trú Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Y học cổ truyền, Thạc sĩ Y học cổ truyền, Tiến sĩ Y học cổ truyền và tham gia các khóa đào tạo liên tục ( CME).

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, ngành y học cổ truyền đã có lúc tưởng như bị lấn át bởi tây y nhưng vì những hiệu quả không thể phủ nhận mà ngày nay nó càng ngày trở nên phổ biến. Nhất là khi sự kết hợp giữa tây y với y học cổ truyền đã được phủ sóng ở nhiều bệnh viện công. Nắm bắt được xu hướng đó, các bạn trẻ quan tâm ngành này cũng ngày một nhiều hơn. Hãy cùng Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam tìm hiểu y học cổ truyền học gì trong chương trình đào tạo, y học cổ truyền học mấy năm và nên học ở đâu nhé!