Quy Định Học Thạc Sĩ

Quy Định Học Thạc Sĩ

Thạc sĩ là gì? Học bằng thạc sĩ để làm gì? Đây luôn là những câu hỏi được phụ huynh, sinh viên quan tâm đến mỗi khi nhắc tới vấn đề định hướng cho lộ trình học sau này. Và nếu như bạn cũng đang chuẩn bị một tương lai xa hơn trên con đường học vấn của mình thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

Thạc sĩ là gì? Học bằng thạc sĩ để làm gì? Đây luôn là những câu hỏi được phụ huynh, sinh viên quan tâm đến mỗi khi nhắc tới vấn đề định hướng cho lộ trình học sau này. Và nếu như bạn cũng đang chuẩn bị một tương lai xa hơn trên con đường học vấn của mình thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

Thạc sĩ là gì? Cao học và thạc sĩ khác gì nhau?

Định nghĩa về thạc sĩ cũng như sự khác biệt giữa thạc sĩ với cao học được hiểu như sau:

Thạc sĩ là cụm từ dùng để chỉ những người có học vấn cao, rộng, cũng là một bậc học vị. Học vị thạc sĩ cao hơn so với cử nhân, nhưng lại dưới tiến sĩ. Người học đạt được cấp bậc này chỉ khi nào họ đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thạc sĩ do một trường đại học tổ chức.

Thạc sĩ cũng dùng để nhắc đến cá nhân có sự nghiệp học vấn, chuyên môn sâu về một lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể. Khi đã đúc kết được đủ kiến thức về mặt lý thuyết cũng như thực tế thì họ sẽ có năng lực, sự hiểu biết sâu sắc hơn, từ đó dễ dàng giải quyết những phát sinh trong quá trình công tác sau này.

Đối với những người có định hướng tiến xa về mặt học vấn, sau khi đã đạt được học vị thạc sĩ có thể tiếp tục học lên. Tuy nhiên, để làm được cá nhân sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và tài chính cho nên cần cân nhắc kỹ.

điều kiện cơ bản cần đáp ứng để học thạc sĩ

Để có thể theo đuổi được học vị mơ ước, ngoài việc hiểu thạc sĩ là gì, thí sinh cũng cần phải đáp ứng tối thiểu 3 điều kiện cơ bản dưới đây:

Tốt nghiệp đại học là một trong những điều kiện để dự thi thạc sĩ

Người đăng ký dự tuyển chương trình học thạc sĩ bắt buộc nằm trong đối tượng đã học xong và tốt nghiệp đại học, đáp ứng đủ các tiêu chí để có thể công nhận tốt nghiệp đại học hoặc đạt trình độ tương đương trở lên với ngành học phù hợp.

Chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, hình thức đào tạo chính quy quy định đối tượng tham gia dự tuyển phải đạt trình độ khá trở lên xét về thứ hạng tốt nghiệp hoặc có những công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký.

Bên cạnh các quy định về trình độ văn hóa, khả năng ngoại ngữ cũng là một trong những yêu cầu được Bộ giáo dục quy định rõ ràng.

Theo đó, căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng riêng cho Việt Nam thì đối tượng đăng ký phải đạt Bậc 3 trở lên, có nghĩa là:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc chương trình học chủ yếu bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt.

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung 6 bậc dành cho Việt Nam được cấp bởi cơ sở đào tạo với thời hạn không quá 02 năm.

Có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn sử dụng, giá trị tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ có giá trị tương đương khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Sự đảm bảo về mặt tài chính cũng là một lưu ý vô cùng quan trọng mà những cá nhân muốn học lên nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì học thạc sĩ cần một khoản học phí không nhỏ.

Đa phần sinh viên trong thời gian đại học vẫn được gia đình chu cấp ít nhiều nên gánh nặng về kinh tế là chưa quá áp lực. Nhưng thạc sĩ thì khác. Với một khoản chi phí khá lớn dành cho việc này, những người có điều kiện không quá lo ngại nhưng với những ai hoàn cảnh không khá giả thì sẽ cần đắn đo.

Hơn nữa, rất hiếm khi có sự hỗ trợ về mặt học phí của chương trình thạc sĩ dành cho ứng viên theo học so với khi bạn đang là sinh viên đại học.

Có thêm một số yêu cầu khác với ứng viên nếu họ học trái ngành, là người ngoại quốc học thạc sĩ ở Việt Nam hoặc với chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu khái niệm về thạc sĩ là gì cũng như những yêu cầu tối thiểu cần có khi muốn học và lấy bằng.

Bằng thạc sĩ chính là sự khẳng định rõ ràng nhất trình độ học vấn cao hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực nhất định. Nó vừa thể hiện năng lực văn hóa, đồng thời cũng nâng cao giá trị của người sở hữu so với tấm bằng cử nhân đại học đã quá phổ biến.

Tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cho bản Thông tin ứng viên của bạn được các nhà tuyển dụng chú ý đến khi xin việc và dành sự ưu ái với hầu hết các vị trí đăng tuyển. Chưa kể, nếu có học vị này thì việc đàm phán mức lương cùng các đãi ngộ cũng có cơ hội tốt hơn đề xuất ban đầu công ty đưa ra.

Khi học thạc sĩ, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều thành phần: vừa tốt nghiệp đại học, người đã đi làm... Bạn còn có thể tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty trong quá trình viết luận văn. Do đó, vòng kết nối với xã hội được mở rộng và cơ hội việc làm cũng có khả năng xuất hiện nhờ các mối quan hệ này.

Bằng thạc sĩ cũng giúp cho người sở hữu được cất nhắc lên vị trí cao hơn ở đơn vị đang công tác nếu họ đáp ứng được các yêu cầu đề ra với vị trí còn trống về mặt học vấn lẫn năng lực chuyên môn.

Có đôi khi, vì nhiều lý do khiến bạn không yêu thích chuyên ngành đào tạo bậc đại học mình đã chọn. Và khi hoàn thành chương trình thạc sĩ học trái ngành nhưng đúng với nguyện vọng cá nhân thì tấm bằng ấy sẽ giúp cho bạn tiếp cận với lĩnh vực mình đam mê và định hướng lâu dài.

Bài viết trên đây đã phần nào giúp các ứng viên muốn theo đuổi con đường học lên cao sau khi tốt nghiệp đại học hiểu được

, những yêu cầu cơ bản để ứng tuyển cũng như lợi ích của tấm bằng thạc sĩ.

Theo nội dung Thông tư, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ một đến hai năm học. Cụ thể, tối thiểu 1 năm học đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên.

Từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với những ngành, chuyên ngành không thuộc quy định trên.

Căn cứ vào quy định về chương trình đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo. Thời gian đào tạo kéo dài không được quá hai năm so với thời gian quy định.

Về phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm: thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam.

Việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức tối đa 2 lần mỗi năm. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu học tập, tình hình thực tiễn của cơ sở để xác định số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh năm sau và báo cáo Bộ GD-ĐT vào tháng 12 hàng năm.

Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi, do thủ trưởng cơ sở đào tạo xác định, cụ thể như sau: Môn Ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển đối với từng ngành, chuyên ngành đào tạo (bao gồm cả ngoại ngữ thứ hai cho người dự tuyển vào chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài) được xác định căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của học viên trước khi bảo vệ luận văn theo quy định.

Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Mỗi môn thi có thể kiểm tra kiến thức một môn học hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức một số môn học của trình độ đại học.

Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt quy định của thông tư bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo. Việc thay thế này (nếu có) phải được quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra, thang điểm và thực hiện đối với tất cả các thí sinh dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo.

Thông tư cũng quy định rõ, thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD-ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2014.

Quy định trình bày luận văn thạc sĩ - phiên bản cập nhật 1.0

Trường hợp không xem được vui lòng tải về TẠI ĐÂY

Xem thêm: Quy định bổ sung nội dung phần tóm tắt luận văn, luận án