Giáo viên trung học chuyên nghiệpđại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.hay có thể nói là :sinh viên
Giáo viên trung học chuyên nghiệpđại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.hay có thể nói là :sinh viên
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết trong năm học mới 2024-2025, nhà trường nhận được gần 20 chương trình tài trợ học bổng khác nhau từ cựu sinh viên, doanh nghiệp, quỹ học bổng với tổng trị giá lên đến gần 7 tỉ đồng.
Nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ, khích lệ tinh thần cho sinh viên, giúp các bạn vượt qua rào cản tài chính để vững bước trên con đường học vấn, nhà trường tiếp tục triển khai đến sinh viên chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa và chương trình vay ưu đãi để học tập lãi suất 0% của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS Mai Thanh Phong, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Các hoạt động hỗ trợ sinh viên không chỉ gồm các suất học bổng giá trị mà còn tạo cơ hội thực tập, kiến tập, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng, trao đổi sinh viên quốc tế.
Gần đây sinh viên đã biết nhiều tới chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa. Bên cạnh hỗ trợ thiết thực về học bổng, học phí, nhiều chương trình hội thảo, tư vấn kỹ năng, kiến tập thực tập liên tục được tổ chức.
Tôi tin rằng các em sẽ được học hỏi và được truyền cảm hứng từ những anh chị cựu sinh viên, là những doanh nhân, chính trị gia, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật tài năng khắp mọi miền đất nước".
Bên cạnh đó, đầu năm học 2024 - 2025, nhà trường còn dành hơn tỉ đồng hỗ trợ chi phí khám sức khỏe dành cho sinh viên tất cả các khóa (50.000 đồng/sinh viên) và mua bảo hiểm tai nạn 12 tháng dành cho tân sinh viên K2024 (30.000 đồng/sinh viên).
Tại buổi lễ khai giảng sáng nay, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã khen thưởng 4 tân sinh viên có thành tích đầu vào xuất sắc nhất.
Ở phương thức xét tuyển kết hợp, nam thủ khoa là Phạm Minh Tiến (Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) với tổng điểm 95,62.
Với điểm số ấn tượng 93,02 điểm, Phạm Như Hà Linh (Trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk) là nữ sinh có kết quả đầu vào xuất sắc nhất.
Đạt 1.080 điểm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024, Đinh Quốc Thịnh (Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Khánh Hòa) là thủ khoa xét theo điểm thi đánh giá năng lực, đồng thời cũng là á khoa của phương thức tổng hợp.
Thủ khoa khối A1 toàn quốc Nguyễn Hạo Thiên (Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) cũng chính là sinh viên đứng đầu danh sách xét theo điểm thi THPT với 29,8 điểm.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Sinh viên khoa kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ học thực hành - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Các trường này sẽ công nhận kết quả các khóa học cho sinh viên. Chương trình này được thực hiện trong 5 năm kể từ tháng 7-2022.
Ba trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên dài hạn và ngắn hạn. Các khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 20 tuần) cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập/ thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Sinh viên đăng ký tối đa 15 tín chỉ.
Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Sinh viên được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng với sinh viên của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập chuẩn.
Các khóa ngắn hạn (học kỳ hè, tương ứng từ 6 đến 8 tuần) tổ chức trong thời gian hè, cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập từ 1-2 học phần.
Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài ra, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng...
Sinh viên đăng ký tại trường đang học và được sự đồng ý của trường cử đi cho phép tham gia các khóa trao đổi sinh viên.
Các học phần sinh viên đăng ký có thể nằm trong chương trình cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù, thạc sĩ của trường tiếp nhận. Chi phí ăn ở, đi lại do sinh viên tự chi trả. Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận đào tạo sinh viên có trách nhiệm cấp bảng điểm và xác nhận hoàn thành khóa thực tập, nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa.
Trường cử sinh viên đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả tất cả các học phần đã học sang chương trình đào tạo (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù hoặc thạc sĩ) của sinh viên, hoặc tính điểm rèn luyện khi sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào quy định của từng trường.
Trường tuyển sinh hơn 5.000 chỉ tiêu thông qua 5 phương thức với phương thức chủ đạo là xét tuyển kết hợp.
Đây là năm thứ ba trường thực hiện phương thức xét tuyển nhiều tiêu chí, trong đó tiêu chí học lực (90%), thành tích cá nhân (5%) và hoạt động xã hội, văn thể mỹ (5%).
Theo số liệu thống kê kết quả tuyển sinh, có gần 29% thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM trên 900 điểm; gần 10% thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trên 27 điểm và đồng thời điểm thi đánh giá năng lực trên 900.
Điểm trúng tuyển của hầu hết các ngành đều tăng mạnh, tăng cao nhất là ở ngành kỹ thuật máy tính (chương trình dạy và học bằng tiếng Anh).
Theo PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo nhà trường, trong số các địa phương có thí sinh trúng tuyển vào trường, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về tỉ lệ thí sinh trúng tuyển, đứng ở đầu bảng là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Năm nay trường cũng tiếp tục đón hơn 1.000 tân sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ hơn 20% (nhiều hơn năm ngoái 2%).