Đối với các định nghĩa khác, xem
Đối với các định nghĩa khác, xem
Tham dự buổi lễ có ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Hữu Phước - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan; ông Vương Trí Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp; ông Trương Văn Sơn - Phó Bí thư thường trực huyện ủy; ông Trần Thanh Nam - Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, cùng lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện Tam Nông, các Chi nhánh Vietcombank lân cận và quý khách hàng thân thiết.
Về phía Vietcombank Đồng Tháp có ông Phan Duy Phúc - Giám đốc cùng các ông/bà trong Ban Giám đốc, các lãnh đạo phòng thuộc Chi nhánh.
Ông Phan Duy Phúc - Giám đốc Vietcombank Đồng Tháp (thứ 4, từ phải sang) cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương cắt băng khai trương Phòng giao dịch Tam Nông
Phòng Giao dịch Tam Nông được đặt tại thị trấn Tràm Chim, là thị trấn trung tâm phát triển kinh tế huyện, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội tại huyện Tam Nông nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Đồng Tháp (thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng Giám đốc Chi nhánh và lãnh đạo phòng giao dịch Tam Nông
Nhân dịp này, Vietcombank Đồng Tháp trao 50 triệu đồng hỗ trợ tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạnh trên địa bàn huyện Tam Nông.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Duy Phúc - Giám đốc Chi nhánh bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo địa phương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, các sở, ban ngành đã quan tâm và ủng hộ Vietcombank trong suốt thời gian qua. Nhân dịp này, ông Phan Duy Phúc đề nghị lãnh đạo phòng giao dịch Tam Nông nhanh chóng ổn định hoạt động, bám sát định hướng phát triển của tỉnh, của huyện Tam Nông để có kế hoạch tiếp cận, phát triển khách hàng, hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh được giao.
Cập nhật ngày: 20/12/2023 16:18:52
ĐTO - Thuở xa xưa cách nay cỡ ba trăm năm, lúc ông bà ta từ miền Trung vào đây khai hoang lập nghiệp, thì đất nầy còn là rừng rậm, đồng hoang đầy các loại thú dữ, chim cò...
Hành trang để khởi nghiệp là phảng, cái cù nèo, cái rựa, cây búa... dùng chặt cây, phát cỏ, sậy, đế... mở từng lỏm đất tỉa bắp, trồng khoai, cấy lúa... để có cái ăn. Nơi ở là cái chòi lá nhỏ che nắng che mưa, đi lại bằng chiếc xuồng con, đêm un khói chống muỗi, cá tôm nhiều vô kể săn bắt mà ăn; còn biết chăn nuôi bầy gà, bầy vịt, cả trâu bò để làm sức kéo v.v...
Qua thiên lao vạn khổ, thiếu thốn, khó khăn, dần dần ông bà ta lập xóm, lập thôn, biết trồng các loại cây ăn trái, làm rẫy, lập những vườn trầu, hàng cau, bơi xuồng chài lưới đánh bắt cá trên sông cái, sông con, mở mang các vùng ven sông , ven rạch. Trong đồng sâu, những cánh đồng lúa trời tự mọc, tự trỗ bông nhìn mút mắt. Ông bà ta nghĩ ra cách dùng xuồng chống đi đập lúa trời về có thêm hột lúa để ăn.
Phần đông là bà con nông dân nghèo, bần nông, cố nông, dựa vào sức lao động chân tay của mình mà sống. Lần hồi có những nhà giàu lên, dựa vào các quan làng, quan Tây bao chiếm đất đai, hình thành nên giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân: người bóc lột và người bị bóc lột; người có công khai mở đất trở thành tá điền làm thuê, hằng năm đóng tô cho địa chủ. Cho đến nay, những tên kinh Tây Sếp, kinh Đô-Sơn, kinh Tây máy đèn, kinh ông Kho, Hội đồng Vinh, bá hộ Kiệu... vẫn còn lưu lại.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thì giai cấp nông dân, công nhân cũng đổi đời. Đất của địa chủ phản động hoặc chạy theo Tây được chánh quyền nhân dân tịch thu, trưng thu và ở tỉnh ta có những địa chủ tiến bộ như: Hội đồng Hiển, thầy Ba Dĩ, ông Mười Phẩm... tự nguyện hiến đất, được trang cấp cho nông dân nghèo. Ở kinh Nguyễn Văn Tiếp A, mỗi hộ được cấp trăm ngang ngàn dọc, tức là đo bề ngang một trăm thước, bề vô một ngàn thước. Nhận đất xong mà người nông dân mừng đến mất ngủ quên ăn. Điều đó lý giải vì sao giai cấp nông dân tỉnh nhà một lòng đi theo Đảng Cộng sản, sẵn sàng hiến cả máu xương của mình để kháng chiến đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà. Và hằng chục nông dân trở thành Anh hùng lực lượng võ trang nhân dân như: Võ Văn Mừng, Nguyễn Văn Tre...
Trải qua ba mươi năm chiến tranh tàn phá, sau giải phóng lại liên tiếp bị thiên tai, nổi bật là các trận lụt 1978, 2000, 2001... làm cho nông thôn, nông dân điêu đứng.
Năm nay, sắp tròn năm mươi năm sau ngày giải phóng, nhìn lại nông thôn, bà con nông dân Đồng Tháp ngày nay, chúng ta thấy khác xa trước đây một trời một vực.
Ruộng đất của mình do mình làm chủ, được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mất đi hai chữ địa chủ, tá điền. Từ làm ăn riêng lẻ, người nông dân biết làm ăn hợp tác, thành lập Hội quán, Hợp tác xã, biết liên kết, liên doanh với các công ty, doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa. Từ làm ruộng để có lúa ăn, nay biết chọn giống gì, chăm sóc ra sao để trúng mùa, bán được giá cao, có lãi. Người nông dân xưa “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, ngày nay ngẩng mặt lên trời nhìn theo điều khiển “máy bay” đang bay sạ lúa, rải phân, phun thuốc. Người nông dân không còn giẫm chân dưới bùn cầm cày đi sau hai con trâu cày đất, mà ngồi trên máy cày, máy đập liên hợp gặt đập, đứng trên bờ ruộng làm “Phi công nông dân” điều khiển máy bay lượn trên đồng. Không còn thấy người nông dân mặc bà ba đen, đội nón lá, chân trần trên ruộng, mà mặc áo thun có bâu tay dài, đầu đội nón vải, tay bấm điện thoại di động. Chiếc xuồng đi ruộng ngày nào giờ là chiếc xe honda từ nhà ra ruộng. Hiểu biết tức tri thức của người nông dân ngày nay thông thạo các giống lúa có chất lượng cao, sử dụng phân gì, thuốc gì trị bệnh gì của cây lúa, y như kỹ sư nông nghiệp.
Bộ mặt nông thôn ngày nay không còn “nhà đá nhà đạp” mà hầu hết lên kiên cố; khó tìm cái đèn dầu bánh ú mà trong nhà điện sáng đèn, sáng tivi, sáng bếp điện, bếp ga, ngoài đường sáng đèn điện mặt trời. Cây cầu khỉ lắt lẻo dần chỉ còn trong văn học, nghệ thuật vì cầu đã bê tông hóa. Đường mòn thay bằng đường trải nhựa. Xe tải chạy tới ruộng. Cây cầu bến mất dần vì nhà có ống nước sạch, tắm giặt có phòng tắm, phòng vệ sinh trong nhà. Nông thôn tiêu điều ngày xưa nay là nông thôn mới, nông thôn nâng cao, phấn đấu phát triển lên nông thôn kiểu mẫu, “làng thông minh”.
Trẻ con ngày xưa ở nông thôn phần đông thất học. Nay vùng sâu cũng có trường Trung học phổ thông, nhiều trẻ vào Đại học và không ít bạn trẻ ra trường về quê khởi nghiệp, biến hột gạo, con cá, trái ấu, hột sen, trái xoài, vỏ bưởi... thành sản phẩm công nghiệp, được vô hộp, vô bao rút chân không, có mặt ở các siêu thị, cửa hàng đặc sản Đồng Tháp, được xuất khẩu ra nước ngoài. Hằng trăm sản phẩm được công nhận OCOP ba sao, bốn sao.
Lớp trẻ con sau nầy muốn biết cái phảng, cái lía chở lúa, cái gàu sòng, cái mỏ sảy, cây cày bắp, cái bừa, cái đèn bánh ú, đèn chai, cối xay, cối giã... phải đến Bảo tàng và đọc các tác phẩm văn học.
Lịch sử nông dân, nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp xưa và nay phải viết thành bộ sách nhiều tập, nhiều nghìn trang. Xin lỗi, trên đây chỉ chấm phá, lớt phớt gọi là...