Thực Trạng Logistics Trong Thương Mại Điện Tử

Thực Trạng Logistics Trong Thương Mại Điện Tử

Tóm tắt: Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thương mại điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và các tổ chức quốc tế, đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: quy mô thị trường mua sắm qua di động, quy mô và tốc độ tăng trưởng theo ngành của thị trường thương mại điện tử mô hình B2B, quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của giao dịch mua sắm trực tuyến theo từng sản phẩm. Tiếp đến, người viết đưa ra một vài xu hướng phát triển của mô hình thương mại này trong tương lai.

Tóm tắt: Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thương mại điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và các tổ chức quốc tế, đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: quy mô thị trường mua sắm qua di động, quy mô và tốc độ tăng trưởng theo ngành của thị trường thương mại điện tử mô hình B2B, quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của giao dịch mua sắm trực tuyến theo từng sản phẩm. Tiếp đến, người viết đưa ra một vài xu hướng phát triển của mô hình thương mại này trong tương lai.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia bởi sự ưu việt của nó như tiết kiệm thời gian, giao dịch thuận tiện và chi phí được tối ưu. Do đây là một lĩnh vực còn khá mới đối với Việt Nam, vì vậy công tác quản lý nói chung đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử và đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế.

Thực trạng quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam

I. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam luôn được xếp vào top những nước có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất toàn cầu. Dự báo đến năm 2020 quy mô thị trường TMĐT Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD.

Thời gian qua, nhiều loại hình kinh doanh và các doanh nghiệp (DN) TMĐT có tên tuổi lớn trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam như: Google, Facebook, Yahoo... và đặc biệt trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải (Uber, Grab...), đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, Booking, các hoạt động kinh tế chia sẻ trên nền tảng số...

Giao dịch TMĐT bao gồm giao dịch giữa các DN, công ty với khách hàng (B2C), giữa DN với DN (B2B) thông qua mạng xã hội, trang mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng…

Theo Cục TMĐT và công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, hoạt động giao dịch TMĐT B2C ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với chỉ số CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) giai đoạn từ năm 2013 - 2017 là 32,3%, với khối lượng khoảng 5,5 tỷ euro vào năm 2017. Thị trường Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh với CARG khoảng 14% trong giai đoạn 2017 - 2020, chiếm khoảng 5,2% tổng doanh số bán lẻ.

Sự chuyển đổi từ hình thức bán lẻ truyền thống sang việc kinh doanh trực tuyến là xu hướng không thể tránh khỏi, cho dù thị phần TMĐT ở Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước ở khu vực và trên thế giới.

Hai điểm lợi thế nổi bật của TMĐT Việt Nam là có tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh (smartphone) cao và lượng dân số trẻ am hiểu kỹ thuật số, gồm thế hệ Millennial (sinh giữa năm 1981 và 1996) và thế hệ Z (sinh giữa năm 1997 và 2010).

Nhận thức được tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam, nhiều công ty trong và ngoài nước đã nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực này để tối đa hóa lợi ích tiếp cận sớm. Do đó, thị trường TMĐT ở Việt Nam được  đánh giá là năng động, mang tính cạnh tranh cao và không có bất cứ DN có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường.

Thực tế cho thấy, hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, có nhiều thay đổi nhanh chóng và đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý nhà nước về nội dung này, trong đó công tác quản lý thuế đối với TMĐT (bao gồm cả các hoạt động TMĐT xuyên biên giới) không chỉ là bài toán khó mà còn là thách thức đối với công tác quản lý thuế của nhiều quốc gia.

II. Chính sách thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam

Trong những năm qua, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam đã được kiện toàn và có tính bao quát, điều chỉnh đối với TMĐT ngay từ khi hoạt động này mới ra đời, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế, cụ thể như:

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm 1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.

Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua, bán thông qua loại hình TMĐT từ các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Tại Điều 2 và Điều 3 các Luật Thuế TNDN năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Cụ thể: DN Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam có hoặc không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Về cách xác định số thuế phải nộp cũng như phương pháp thu thuế, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn đã có quy định phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó để tạo thuận lợi cho hoạt động khai, nộp thuế cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, đối với trường hợp DN nước ngoài có hoạt động kinh doanh phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân, không thực hiện chế độ kế toán, chứng từ theo pháp luật của Việt Nam thực hiện việc xác định số thuế phải nộp (thuế GTGT, thuế TNDN) theo tỷ lệ %/doanh thu và tổ chức Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế của DN nước ngoài từ số tiền chi trả cho DN nước ngoài và nộp số tiền thuế này vào NSNN.

3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014), đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, cá nhân công dân Việt Nam hay cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN.

4. Các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam: Luật Quản lý thuế năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012, 2014 và 2016) đã có quy định các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh.

DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ, hàng hoá có kèm theo dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân trong nước thì tổ chức, cá nhân trong nước sẽ phải khấu trừ tiền thuế của DN, cá nhân nước ngoài và khai, nộp số tiền thuế này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trong nước không khấu trừ tiền thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong nước phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế thực hiện các chính sách thuế và công tác quản lý thuế đối với TMĐT phù hợp với từng loại hình hoạt động, từng mô hình hoạt động kinh doanh TMĐT.

III. Những hạn chế về quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT của Việt Nam đã được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác quản lý thuế đối với một số hoạt động TMĐT như trường hợp các công ty có trụ sở tại nước ngoài kinh doanh đặt phòng khách sạn tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến (Agoda, Traveloka, Booking, Expedia...) đã bộc lộ những hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục. Cụ thể:

1. Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng.

Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (như thông qua Google, Facebook, Zalo...). Trong đó, các hành vi mà DN (như Google, Yahoo…) vi phạm thường không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; Không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.

Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân hiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán.

2. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Trong đó, một bộ phận khá lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và thuế thu nhập DN.

3. Một số hoạt động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh, hơn nữa còn có hoạt động TMĐT đang trong tình trạng tranh cãi thuộc vào loại hình kinh doanh nào, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh thuế hoạt động kinh doanh, trong khi tùy theo loại hình hoạt động mà cơ quan quản lý thuế áp dụng các mức thuế khác nhau.

Thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán tiền “ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ.

4. Vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các đối tượng kinh doanh TMĐT gặp khó khăn. Hiện nay, công tác quản lý TMĐT chưa có các công cụ để kiểm soát, theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt động này.

Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa trên hóa đơn bán hàng và nội dung giao dịch thanh toán. Thực tế, nhiều đối tượng kinh doanh TMĐT khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thực tế; Thực hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, hoặc nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế.

Trong khi đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong việc cung cấp thông tin giao dịch thanh toán TMĐT, trách nhiệm của các đơn vị cho thuê máy chủ về cung cấp thông tin các DN vận hành các trang mạng có hoạt động kinh doanh TMĐT..., nên cơ quan Thuế còn gặp khó khăn trong quản lý kê khai, xác định doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT.

TMĐT có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che dấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch. Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế là khá khó khăn đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới ví dụ như trường hợp cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ du lịch đăng ký trực tuyến.

Trong các trường hợp này, khách hàng sử dụng dịch vụ thường trả tiền trực tiếp cho DN ở nước ngoài, sau đó DN nước ngoài này lại chuyển tiền phòng cho khách sạn, cơ sở lưu trú... nên khó xác định giao dịch cũng như doanh thu của DN nước ngoài để tính, khấu trừ tiền thuế.

Mặc dù, chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn nếu tình trạng này kéo dài, NSNN thất thu là không nhỏ, khi sự phối hợp giữa ngành Thuế với các bộ, ngành liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý thu NSNN đối với hoạt động TMĐT vẫn còn hạn chế như hiện nay.

IV. Một số khuyến nghị về quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Để giải quyết những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

1. Cơ quan quản lý thuế cần có nghiên cứu thực tế phát triển của công nghệ và những ứng dụng về TMĐT đã và đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ đời sống xã hội.

Đồng thời, cần dự báo, xây dựng danh mục cụ thể về những lĩnh vực sẽ tham gia vào hoạt động TMĐT, đưa ra được những phương án đề xuất những chính sách quản lý thuế vừa có tính căn cơ đối với loại hình TMĐT, vừa phải có những chính sách thuế linh hoạt thích ứng kịp thời với xu thế thanh toán qua mạng ngày càng tăng của xã hội.

2. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước...; các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… trong việc trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt động TMĐT, thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng...

Đây là những nội dung quan trọng mà Bộ Tài chính đang đề xuất tại Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2019, qua đó để xác định các hành vi vi phạm pháp luật thuế và kịp thời có biện pháp xử lý nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online, đăng ký ngành nghề kinh doanh của các DN sát với hoạt động kinh doanh thực tế.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm internet thông minh trên các trang web có hoạt động TMĐT để xác định hoạt động TMĐT chưa được kê khai thuế; Ghi chép các kết quả làm bằng chứng để sử dụng trong quá trình tính thuế và thanh tra, kiểm tra… phục vụ quản lý thuế theo công nghệ tìm kiếm và thông lệ quản lý thuế về TMĐT của các nước phát triển.

Đồng thời, tăng cường các giải pháp tạo thuận lợi, giảm thời giảm thời gian tuân thủ về thuế. Trên thực tế, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án triển khai sử dụng hóa đơn điện tử. Khi được thực hiện, đề án này sẽ góp phần tăng hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

4.  Tăng cường công tác rà soát, thanh tra các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế.

Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tổng hợp các hành vi trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế, phân loại người nộp thuế theo các nhóm điển hình để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Đối với người nộp thuế là những DN có rủi ro lớn về thuế, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra; Đối với người nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để họ chấp hành pháp luật thuế đầy đủ.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ và rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.

5. Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về TMĐT và công nghệ thông tin; Đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ hoạt động thanh tra, giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh; Tổ chức đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng thanh tra, kiểm tra bằng phương pháp máy tính cho các công chức; để nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ công tác quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT.

Sáu là, tăng cường trao đổi thông tin với cơ quan Thuế các nước và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam (trong đó có Điều khoản về trao đổi thông tin). Đây là khung pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện trao đổi thông tin với các nước phục vụ công tác quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT qua biên giới B2B và B2C.

Ngoài ra, để đảm bảo công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực TMĐT đạt hiệu quả cao đối với các tổ chức nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) có thể nghiên cứu bổ sung thêm điều khoản Hỗ trợ thu thuế theo mẫu Hiệp định thuế mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.

1. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/3/2006);

2. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP tháng 6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

3. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

4. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

5. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

6. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP.

(*Khoa Thuế & Hải quan, Học viện Tài chính).

Bài viết đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ E-Logistics trong thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, chỉ ra những cơ hội đối với sự phát triển của E-Logistics tại Việt Nam, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, việc ứng dụng công nghệ mới, sự cải thiện về hạ tầng vận tải và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngành Logistics. Bên cạnh đó là những thách thức phải đối mặt như: sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, mức độ cạnh tranh cao, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hạn chế về năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp (DN) Logistics Việt Nam và tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông chưa theo kịp với sự phát triển của ngành Logistics.

Từ khoá: E-Logistics, thương mại điện tử.

The study analyzed the current situation of the development of E-Logistics   services in Vietnam’s e-commerce sector. The results show the opportunities for E-Logistics development, including the rapid growth of e-commerce, the application of new technologies, and the improvement of transportation infrastructure and state support policies. In addition to these opportunities, research also identifies challenges in the future development of the E-Logistics industry, such as rapidly changing technology, intense competition, completion of the legal corridor, limited financial capacity of many Vietnamese Logistics companies, and the slow speed of development of transport infrastructure, unable to catch up with the growth of the Logistics industry.

Keywords: E-Logistics, e-commerce.

JEL Classifications: M20, M21, M29.

DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.11202304

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động vận chuyển hàng hoá giúp gắn kết giữa quá trình sản xuất với tiêu dùng cũng có sự phát triển và biến đổi nhanh chóng, tạo nên các hệ thống phân phối hàng hoá liên hoàn trong các chuỗi cung ứng. Đó chính là hoạt động Logistics, với mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả của các chuỗi cung ứng và nền kinh tế.

Ở Việt Nam, hoạt động Logistics truyền thống đã có sự phát triển nhanh chóng gắn liền với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế. Theo Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2023 do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần Kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường Logistics mới nổi. Với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ Logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng vào GDP hằng năm ở mức 4-5%.

Ngày nay, với sự phát triển của Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã tác động thay đổi các phương thức giao dịch thương mại truyền thống chuyển sang giao dịch theo phương thức điện tử ngày một nhiều hơn. Điều này cũng đã tạo ra sự ra đời và phát triển rất nhanh chóng của TMĐT ở Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng từ 20% – 25%/năm và kéo theo ngành công nghiệp Logistics dự báo sẽ có đà phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ E-Logistics, mặc dù mới ra đời nhưng đã có sự tăng trưởng vượt bậc về trình độ phát triển. Để có thể có một cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của dịch vụ E-Logistics trong TMĐT ở Việt Nam, bài viết sẽ xem xét làm rõ về mặt cơ sở lý thuyết và thực trạng đối với sự phát triển của E-Logistics. Từ đó, chỉ ra những cơ hội và thách thức, cũng như đề xuất một số giải pháp để phát triển hơn nữa lĩnh vực dịch vụ E-Logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng vào trong lĩnh vực thương mại đang làm thay đổi lối sống, thói quen mua sắm và đặc thù sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Các nhà sản xuất và người tiêu dùng quen dần với hoạt động bán hàng và mua sắm qua kênh TMĐT, thay vì chỉ lựa chọn kênh thương mại truyền thống. Điều này cũng tất yếu đòi hỏi sự thay đổi của lĩnh vực Logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng. Chính vì vậy, E-Logistics đã ra đời và nhanh chóng phát triển trên thế giới, nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử. Thuật ngữ E-Logistics cũng đã được nhiều học giả nghiên cứu đưa ra:

Theo Deborah L. Bayles (2002) thì “Dịch vụ hậu cần điện tử, hay E-Logistics là các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua Internet”. Theo đó, ông cho rằng, hậu cần điện tử là cơ chế tự động hóa các quy trình hậu cần và cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện tích hợp từ đầu đến cuối cho các quy trình hậu cần tích hợp. Đặc thù của mô hình TMĐT là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách và tính phức tạp, nên E-Logistics có những khác biệt rất lớn với Logistics truyền thống.

Theo Gunasekaran, A., Ngai E. W. T. and T. C. E. Cheng (2007) thì “Logistics điện tử (E-Logistics) là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động TMĐT”.

Cũng theo Gunasekaran et al. (2007), hậu cần điện tử liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ 3PL, cùng với mạng lưới vận tải và kho bãi với các công nghệ thông tin thích hợp như internet, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), công nghệ di động, trao đổi dữ liệu điện tử và không dây (EDI). Vì vậy, E-Logistics còn được gọi là Logistics, dựa trên internet. Tuy nhiên, việc sử dụng internet trong các quy trình Logistics không có nghĩa là Logistics trở thành điện tử. Hậu cần điện tử là một hệ thống phức tạp, bao gồm các trung tâm hậu cần, nhà phân phối, nhà vận chuyển, người bán lại và người tiêu dùng. Trong đó, sử dụng công nghệ truyền thông di động (không dây) và có dây, để trao đổi dữ liệu điện tử qua internet với mục tiêu giảm lỗi dữ liệu và tăng hiệu quả ra quyết định (Skitsko, 2016: 9).

Theo Salman (2012), E-Logistics bao gồm tác động của internet đối với quá trình chuỗi cung ứng như lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát dòng lưu chuyển hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng quan điểm với Quirk và cộng sự (2003).

Như vậy, có thể thấy, một số học giả coi hậu cần điện tử như một quy trình giao hàng hỗ trợ để thực hiện các đơn đặt hàng TMĐT trực tuyến (Joseph, Laura và Srinivas, 2004). Nhưng, những người khác lại cho rằng, hậu cần điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cung cấp và thực hiện một loạt các hoạt động hậu cần (Daly và Cui, 2003; Gunasekaran, Ngai và Cheng, 2007). Trong khi,  khái niệm thứ nhất định nghĩa hẹp về tiện ích hậu cần điện tử trong môi trường kinh doanh trực tuyến tới khách hàng (B2C) hoặc DN tới DN (B2B), thì khái niệm thứ hai đưa ra một khái niệm rộng hơn tập trung vào việc sử dụng công nghệ thông tin, để quản lý thông tin và luồng thông tin trong chuỗi cung ứng hoặc mạng lưới cung ứng.

Tóm lại, dịch vụ hậu cần điện tử có thể hiểu là sự kết hợp của hệ thống Logistics với hệ thống TMĐT (E-commerce), để tổ chức và hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất.

Mô hình hoạt động E-Logistics đưa ra, bao gồm những nhân tố liên quan chính: phân phối, sản xuất, bán lẻ, chuyển phát nhanh, kho vận, bán hàng, dịch vụ khách hàng, ngân hàng, nhà cung cấp và những yếu tố liên quan đến công nghệ thông tin, như: hệ thống cung cấp dữ liệu nội bộ, báo cáo hiệu suất hoạt động, thông báo tương tác và sự truy xuất, theo dõi đơn hàng.

Như vậy, khác với lĩnh vực Logistics truyền thống với những đơn hàng lớn, Logistics điện tử có đặc thù riêng với những đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng đơn hàng lớn, nhiều chủng loại, tiến độ giao hàng nhanh và đòi hỏi độ chính xác cao. Điểm khác biệt lớn nhất là, trong khi phần lớn việc xử lý đơn hàng và báo giá Logistics truyền thống được thực hiện bằng phương pháp thủ công, thì E-Logistics đòi hỏi việc thực hiện Logistics đầu vào (procurement) và Logistics đầu ra (fulfillment) được xử lý bằng công nghệ thông tin; các quy trình được tự động hóa, để đáp ứng số lượng đơn hàng lớn lên đến hàng triệu đơn mỗi ngày, hàng trăm ngàn chủng loại hàng hóa, tiến độ giao hàng chỉ trong vòng 1-2 giờ.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết, chủ đạo là phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp trên cơ sở hệ thống các báo cáo và số liệu được cung cấp trên các website uy tín, như: Bộ Công thương, Cục TMĐT và kinh tế số (Idea), Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam,…

3.1. Thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam

TMĐT chính thức được thừa nhận ở Việt Nam, khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng nhiều nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử được ban hành năm 2006, đã đánh dấu giai đoạn phổ cập TMĐT kéo dài trong 10 năm (2006 – 2015).

Tới năm 2015, đông đảo người dân và DN đã tham gia mua bán và kinh doanh trực tuyến. Sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016 TMĐT nước ta đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ của Việt Nam ước lên đến trên 59 triệu người tiêu dùng (năm 2023), với tỷ lệ người dân sử dụng internet chiếm 54% dân số (năm 2015), đã lên đến khoảng 74% dân số (năm 2023), vượt mức trung bình của thế giới là 46,64% và đang trở thành quốc gia có tiềm lực mạnh về phát triển TMĐT, tại Bảng 1.

Bảng 1: Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ của Việt Nam

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu báo cáo)

Cũng theo ước tính tại Báo cáo TMĐT của IDEA năm 2023, chỉ tính riêng doanh thu từ B2C ước đạt 20,5 tỷ USD (năm 2023), với tốc độ tăng trưởng lên đến 25%, tại Hình 1.

Hình 1: Doanh thu B2C và tỷ lệ tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam 2014 – 2023

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu báo cáo TMĐT của IDEA 2014 – 2023)

Với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy, các mặt hàng được giao dịch nhiều tập trung vào quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ công nghệ, điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, tại Hình 2; nhiều loại hình kinh doanh TMĐT mới xuất hiện trên nền tảng Điện toán đám mây (Cloud computing), Công nghệ di động (Mobile technology), Dữ liệu lớn (Big data), Mạng xã hội (Social media), Internet vạn vật (Internet of things) hay Blockchain.

Hình 2: Thống kê về tỷ lệ người mua sắm trực tuyến theo loại hình hàng hoá/dịch vụ tại Việt Nam năm 2023

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu báo cáo TMĐT Việt Nam 2023 của IDEA)

Xét theo lĩnh vực thì tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hoá trực tuyến trung bình năm (%) luôn ở mức cao 26% (năm 2022), dự kiến sẽ lên 37% (2025) và đạt mức 32 tỷ USD.

Hình 3: Quy mô nền kinh tế Internet phân theo lĩnh vực

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo TMĐT Việt Nam 2023 của IDEA)

3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ E-Logistics trong TMĐT ở Việt Nam

Với tốc độ phát triển của TMĐT ở Việt Nam diễn ra rất nhanh trong những năm qua, cũng đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của E-Logistics. Theo Báo cáo TMĐT của IDEA 2023, phương thức vận chuyển trong TMĐT được sử dụng nhiều nhất là tự vận chuyển, chiếm 69% và thấp hơn một chút là sử dụng dịch vụ vận chuyển của bên thứ 3, tại Hình 4.

Hình 4: Phương thức vận chuyển hàng hóa mà DN sử dụng trong TMĐT

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu báo cáo TMĐT của IDEA 2023)

Tuy nhiên, cũng theo phản hồi của các khách hàng thì chi phí vận chuyển (chiếm 31%) và chất lượng dịch vụ vận chuyển (chiếm 19%) cũng là hai tiêu chí được nhiều khách hàng đánh giá thấp, là yếu tố cản trở đến sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam, tại Hình 5.

Hình 5: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo TMĐT của IDEA 2023)

Như vậy, có thể thấy rằng, ở thời điểm hiện tại thì chi phí Logistics của nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với ngành TMĐT nói riêng, vẫn còn khá cao.

Theo báo cáo của VECOM, trong năm 2021, chi phí Logistics tại các DN bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, dao động từ 10% đến 20%. Trong chi phí Logistics, chi phí vận chuyển có tỷ lệ đóng góp cao nhất, khoảng từ 60% đến 80%; xếp theo sau là chi phí xếp dỡ và lưu kho, chia đơn hàng. Những con số chi phí liên quan đến Logistics ở trên được dự báo sẽ có cải thiện đáng kể trong tương lai, khi sự xâm nhập và đầu tư từ các sàn TMĐT trở nên mạnh mẽ hơn. Hiện nay, các DN TMĐT đang tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào mảng E-Logistics, bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến như học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo AI, Internet of Things (IoT) và  áp dụng hệ thống các phần mềm quản lý giao nhận vận tải, quản lý kho hàng, quản lý đơn hàng, hệ thống chia chọn/thực hiện đơn hàng, kho tự động, hệ thống tích hợp với các sàn TMĐT, sàn giao dịch vận tải, . . .

Có thể thấy rằng, các công nghệ trong ngành E-Logistics tại Việt Nam hiện đang được ứng dụng tập trung vào việc tối ưu hóa năng lực vận tải, tự động hóa kho hàng, tìm kiếm các giải pháp chuyển phát nhanh và thống nhất, tự động hóa sản xuất theo định hướng sản xuất tinh gọn, loại bỏ các bước thừa, đảm bảo chất lượng và loại bỏ bớt khâu kiểm tra trung gian, ứng dụng công nghệ tự động vào sản xuất và giám sát như sử dụng robot, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo mạng lưới thông tin thông suốt trong chuỗi cung ứng. Những điều này, sẽ giúp cho các DN cải thiện độ chính xác, giảm thời gian và chi phí của quy trình vận chuyển, quản lý kho và phân phối hàng hóa. Qua đó, cải thiện hiệu quả chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, các DN còn mở rộng tìm kiếm các đối tác Logistics đáng tin cậy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân lực chất lượng để đảm bảo hoạt động Logistics được thuận lợi và hiệu quả. Cùng với tốc độ phát triển ấn tượng của ngành TMĐT, đầu tư vào E-Logistics được nhận định là một trong những xu hướng trọng yếu trong những năm tới, nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển và nâng cao trải nghiệm cho người dùng.

3.3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ E-Logistics trong TMĐT ở Việt Nam

Thứ nhất, sự tăng trưởng của TMĐT ở Việt Nam diễn ra những năm qua rất nhanh, tạo ra quy mô thị trường ngày một lớn, tại Bảng 1, Hình 1, Hình 2 và  Hình 3. Từ đó, các nhu cầu về E-Logistics trong xử lý, vận chuyển và giao hàng ngày một tăng theo. Đặt hàng online vaf nhận các đơn hàng từ shipper có lẽ hiện đang trở thành một thói quen vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, bất kể ở thành thị hay nông thôn.

Thứ hai, lĩnh vực E-Logistics nói riêng và Logistics nói chung, đang là lĩnh vực dịch vụ được Nhà nước quan tâm phát triển với hàng loạt các chính sách được ban hành, gần đây đang tạo điều kiện cho ngành Logistics phát triển như: Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Chính phủ về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN dịch vụ Logistics ở Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định 221/QĐ ngày 22/02/2021, sửa đổi bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTG ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025, Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ Logistics,. . .

Thứ ba, hạ tầng vận tải phục vụ cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam trong thời gian qua được tăng cường đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động kết nối, vận chuyển hàng hoá giữa các khu vực trong nước cũng như quốc tế được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Thứ tư, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực E-Logistics như trí tuệ nhân tạo, Blockchain, IoT và các phần mềm quản lý trực tuyến. Chính sự phát triển của các công nghệ này, tạo ra cơ hội để đẩy nhanh sự phát triển của ngành E-Logistics tại Việt Nam bắt nhịp nhanh với thế giới, thông qua việc các DN trong nước và nước ngoài đẩy mạnh việc đầu tư vào các ứng dụng công nghệ, để nâng cao hiệu quả và tối ưu hoá quá trình vận chuyển, lưu kho và xử lý đơn hàng TMĐT.

Bên cạnh những cơ hội phát triển, thì còn rất nhiều khó khăn mà ngành dịch vụ E-Logistics tại Việt Nam đang gặp phải:

Trước tiên là hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành Logistics Việt Nam, mặc dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của TMĐT. Khi thị trường TMĐT ngày trở nên rộng lớn, với việc địa bàn được mở rộng xa các vị trí trung tâm giao hàng tại các thành phố lớn. Khi đó, với vị trí người mua hàng ở xa, số lượng các đơn hàng lẻ nhiều, quy mô các đơn hàng lại rất nhỏ, yêu cầu giao hàng nhanh thì khối lượng công việc vận chuyển giao hàng sẽ trở nên vô cùng lớn và phức tạp, nhất là các đơn hàng liên thành phố hoặc tại khu vực nông thôn. Lúc này, nhà phân phối TMĐT sẽ cần tới các trung gian Logistics mới để tối ưu hóa việc di chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Điều này cũng kéo theo chi phí cho Logistics tăng cao hơn, chi phí này khi tính cho người tiêu dùng thì giá mua hàng trực tuyến không thấp hơn nhiều so với mua hàng theo phương thức truyền thống, giảm hiệu quả cạnh tranh về chi phí.

Tiếp theo, đó là mức độ ứng dụng công nghệ của các DN Logistics Việt Nam còn ở mức độ thấp mà trong lĩnh vực E-Logistics thì công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để có thể tham gia đầy đủ vào chuỗi cung ứng Logistics điện tử, các DN phải đầu tư số tiền rất lớn cho việc mua sắm và phát triển các công nghệ ứng dụng. Thí dụ như công nghệ về hệ thống tự động phân loại hàng hóa, để đáp ứng nhu cầu xử lý số lượng đơn hàng lên đến hàng triệu đơn mỗi ngày, nhiều chủng loại, phân tán nhiều địa điểm giao hàng khác trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo độ chính xác, mà việc này không thể làm được nếu phân loại thủ công. Ngoài ra, còn có các phần mềm hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), quản lý kho (WMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý tổng thể (ERP), . . . để kết nối và quản trị thông tin theo thời gian thực, giúp tra cứu và xử lý thông tin về đơn hàng mọi lúc và mọi nơi. Có thể thấy rằng, chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ như vậy vượt qua khả năng tài chính của các DN logisctics vừa và nhỏ, vốn chiếm phần lớn ở Việt Nam.

Một trong những rào cản lớn nữa để các DN Logistics Việt Nam khi tham gia vào lĩnh vực E-Logistics là đầu tư hệ thống kho bãi, để quản trị lưu kho và dự trữ hàng hóa. E-Logistics đòi hỏi DN phải có hệ thống chi nhánh, đại lý, kho hàng phân bố rộng khắp trong nội thị cũng như các địa bàn cả nước, để bảo đảm phủ sóng tất cả các đơn hàng với thời gian nhanh nhất. Có thể thấy, ở Việt Nam, trừ các DN nước ngoài và một số DN trong nước có quy mô lớn, có hệ thống kho bãi riêng, phần lớn các DN Logistics hiện nay nếu có kinh doanh mảng kho bãi đều không đủ năng lực tài chính để đầu tư hệ thống kho bãi của riêng mình, mà phải đi thuê bên ngoài và tất nhiên chi phí Logistics trong chuỗi E-Logistics sẽ không thể nào cạnh tranh được.

Bên cạnh những khó khăn đó, mặc dù đã có sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành thông qua các chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics nói chung. Tuy nhiên, còn thiếu các chương trình hỗ trợ về tài chính và định hướng, hạ tầng pháp lý và các quy định liên quan đến lĩnh vực E-Logistics, nên hoạt động e-logistis vẫn còn gặp nhiều khó khăn; thêm vào đó, lĩnh vực E-Logistics đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia vào chuỗi cung ứng, vì các quy trình xử lý trong chuỗi E-Logistics đều liên quan đến các kiến thức công nghệ mới, khác nhiều so với kiến thức Logistics truyền thống. Nhưng thực tế hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Logistic Việt Nam tuy trẻ nhưng số lượng còn ít, trình độ chuyên môn sâu còn yếu, kinh nghiệm làm việc chưa có và đặc biệt là sự hạn chế về khả năng ngoại ngữ, đã khiến việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động gặp khó khăn.

Ngoài ra, trong lĩnh vực E-Logistics thì nhu cầu và sự thay đổi của khách hàng diễn ra rất nhanh chóng, buộc các công ty phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sự cạnh tranh cũng diễn ra rất gay gắt giữa các công ty trong nước với nhau và với các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ và nhân lực. Những vấn đề trên đang đặt ra cho ngành E-Logistics Việt Nam nhiều thách thức cần phải vượt qua, nếu muốn tồn tại và phát triển.

Trước xu hướng tăng trưởng nhanh chóng và sôi động của TMĐT kéo theo sự phát triển của ngành E-Logistics ở Việt Nam trong thời gian qua, để có thể thúc đẩy sự phát triển của các DN Logistics Việt Nam trong lĩnh vực E-Logistics thì Chính phủ và các DN Logistics Việt Nam cần phải thực hiện nhiều giải pháp thích ứng. Cụ thể là:

Thứ nhất, phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ Logistics

Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ Logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về Logistics,… Trong đó, cần làm rõ những nội dung quy định pháp lý về E-Logistics, để từ đó hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển của lĩnh vực này.

Thứ hai, nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ

Có thể thấy, khó khăn lớn nhất các DN Logistics Việt Nam khi tham gia lĩnh vực E-Logistics là đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của TMĐT, trong khi năng lực tài chính và công nghệ bị hạn chế. Vì vậy, giải pháp đưa ra là, cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam trong xây dựng, chuyển giao các phần mềm quản trị E-Logistics cho các DN Logistics Việt Nam với mức giá ưu đãi, để các DN đều có cơ hội sử dụng và tham gia vào chuỗi cung ứng E-Logistics.

Thứ ba, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, lãi vay

Để hỗ trợ các DN Logistics Việt Nam có quy mô lớn có điều kiện đầu tư hệ thống kho bãi, hệ thống phân loại hàng hóa và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Thứ tư, Nhà nước cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng Logistics

Tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ Logistics. Thu hút đầu tư các trung tâm Logistics quy mô lớn, tập trung và theo vùng, giúp lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong thời gian dài, từ đó phát luồng phân phối đi các nơi.

Thứ năm, có các chính sách hỗ trợ

Thúc đẩy sự phối hợp giữa các trường, trung tâm đào tạo và DN trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của lĩnh vực E-Logistics tại Việt Nam.

Bayles, D. L. (2002. E-Logistics & e-fulfillment: beyond the “buy” button. In UNCTAD Workshop (pp. 1-12).

Bình, N. T., & Hương, T. T. T. (2021). Phát triển TMĐT: cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), (134), 1-15.

Bộ Công thương. (2022). Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, NXB Công thương.

Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương. (2014). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2014. Hà Nội.

Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương. (2015). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015. Hà Nội.

Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương. (2017). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2018). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2018. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2019). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2019. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2020). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2020. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2021). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2021. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2022). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022. Hà Nội.

Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương. (2023). Báo cáo TMĐT Việt Nam 2023. Hà Nội.

Daly, S. P., & Cui, L. X. (2003). E-Logistics in China: Basic problems, manageable concerns and intractable solutions. Industrial Marketing Management, 32(3), 235–242. https://doi.org/10.1016/S0019-8501(02)00267-5

Elkhateb, A. K. M. (2012). The effect of E-Logistics on the customer satisfaction (Doctoral dissertation, Doctoral dissertation, Helwan University).

Gunasekaran, A., Ngai, E. W., & Cheng, T. E. (2007). Developing an E-Logistics system: a case study. International Journal of Logistics, 10(4), 333-349.

Moroz, M. I. R. O. S. L. A. W., Nicu, C. C., Pavel, I. D. D., & Pólkowski, Z. (2014). The transformation of Logistics into E-Logistics with the example of electronic freight exchange. Zeszyty Naukowe Dolnośląskiej Wyższej Szkoły Przedsiębiorczości i Techniki. Studia z Nauk Technicznych, (3), 111-128.

Quirk A., Forder J., Bentley D. (2003). Electronic Commerce and the Law, 2nd edition, John Wiley & Sons Ltd., USA

Sarkis, Joseph & Meade, Laura & Talluri, Srinivas. (2004). E-Logistics and the Natural Environment. Supply Chain Management. 9. 303-312. https://doi.org/ 10.1108/13598540410550055

Skitsko, V. I. (2016). E-Logistics and M-Logistics in Information Economy. Logforum, 12(1), 7-16

VCCI & Lazada. (2023), Báo cáo TMĐT phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số.