Tiềm năng nông nghiệp của châu Phi và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế
Tiềm năng nông nghiệp của châu Phi và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế
Theo Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ Ralph Bean, Việt Nam có ưu thế trong phát triển nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ralph Bean cho biết: "Trong thời gian tới, các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để đào tạo vận hành phần mềm giám sát, đo lường khí nhà kính trong sản xuất các sản phẩm từ sữa. Dự án Sử dụng phân bón đúng trị giá 4,4 triệu USD bước đầu tiến triển tốt với hỗ trợ khoa học và chính sách toàn diện".
Đây là một trong những hợp tác điển hình cho thấy Hoa Kỳ là một đối tác thương mại nông nghiệp rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững.
Không chỉ phát triển hệ sinh thái môi trường mà cả hệ sinh thái doanh nghiệp cũng đòi hỏi sự cải thiện trong mối hợp tác này.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) cũng nhìn nhận, việc hợp tác thương mại nông sản với Hoa Kỳ thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, hỗ trợ kết nối nông dân, tổ nhóm nông dân/hợp tác xã với chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất. Cùng với đó, đây là cơ hội lớn để xây dựng thương hiệu nhà xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có trách nhiệm - minh bạch – bền vững, làm cơ sở cho xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên toàn cầu.
Đứng trước cơ hội này, Bộ NN&PTNT đã chủ động trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất và hiệu quả với các đối tác Hoa Kỳ nói chung và đặc biệt Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về các lĩnh vực: Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, việc cùng nhau thúc đẩy phát triển cơ chế thị trường trong quan hệ thương mại hai nước sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ đàm phán thương mại, mở cửa thị trường nông sản. Đây là cơ hội để thúc đẩy hợp tác tích cực hơn giữa hai bên trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Về phía doanh nghiệp, theo bà Ngô Tường Vi, CEO Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – một trong những đơn vị tiên phong xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ, với thị trường này, Việt Nam đang có thị phần không quá lớn, doanh nghiệp không quá nhiều nên phải cùng nhau xây dựng chiến lược để khai thác thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự tiện lợi để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.
"Chúng ta cần lập tức cải thiện chuỗi liên kết hiện nay. Tôi luôn mong muốn tập hợp được các doanh nghiệp khác để cùng nhau làm điều này. Bởi vì khi chúng ta bước vào được những chuỗi hệ thống bán lẻ của các tập đoàn hàng đầu thế giới thì thị trường của chúng ta không phải chỉ riêng Hoa Kỳ nữa mà sẽ là thị trường toàn cầu", bà Tường Vi nhấn mạnh.