Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD, đưa Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD, đưa Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Tập đoàn Pigeon – Hàn Quốc thành lập vào tháng 1 năm 1978, chuyên về sản phẩm hóa phẩm gia dụng với niềm cảm hứng bất tận trong việc sáng tạo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình.
Nhà sản xuất hóa mỹ phẩm Hàn Quốc chất lượng hàng đầu tại Việt Nam
Sở hữu một loạt các công thức, phát minh, nghiên cứu mới nhất của các sản phẩm bán chạy tại Hàn Quốc. Công thức, công nghệ nhập khẩu Hàn Quốc 100%. Nguyên liệu tự nhiên, an toàn với môi trường và con người
LION là tập đoàn toàn cầu với lịch sử phát triển hơn 120 năm
LION KOREA là một tập đoàn chi nhánh của tập đoàn LION tại Hàn Quốc. 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Sản Phẩm Làm Khách Hàng Hài Lòng Số 1” tại Hàn Quốc. LION KOREA đặt mục tiêu trở thành số 1 trong các lĩnh vực kinh doanh mới, bao gồm các mặt hàng gia dụng và thực phẩm chức năng Y tế.
Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa hai nước với nhau. Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược. Cho tới năm 2013, mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm trước đó, nhưng các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó. Trong bài phỏng vấn của Báo điện tử Chính phủ năm 2015, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đã thống kê: Việt Nam có 5 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược (tính cả bốn đối tác chiến lược toàn diện) và 12 đối tác toàn diện[1]. Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, một mối quan hệ nên được coi là "chiến lược" đối với Việt Nam chỉ khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng, và vị thế quốc tế của Việt Nam. Trong ba khía cạnh này, hai khía cạnh an ninh và thịnh vượng phải là hai khía cạnh cốt yếu, còn khía cạnh cuối cùng chỉ mang ý nghĩa thứ yếu [2].
Tính tới năm 2024, hiện Việt Nam có: 9 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 19 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 9 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 13 Đối tác Toàn diện[3]. Trong đó 8/10 nước cùng là thành viên CPTPP (không tính Việt Nam) với 1 nước là Đối tác chiến lược toàn diện, 5 nước nước là Đối tác chiến lược và 2 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Peru và Mexico. Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính Việt Nam) với 1 nước Đối tác chiến lược toàn diện, 4 nước Đối tác chiến lược và 2 nước Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt. Với các nước trong nhóm G20, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với 16/20 thành viên với 8 thành viên Đối tác chiến lược toàn diện, 5 thành viên Đối tác chiến lược và 3 thành viên Đối tác toàn diện; 4 thành viên còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Mexico, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu.
Có một trường hợp đặc biệt khác trong các đối tác của Việt Nam là Hoa Kỳ, được nâng thẳng mức quan hệ từ Đối tác Toàn diện (xác lập năm 2013) lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện (xác lập năm 2023), mà bỏ qua mức Đối tác Chiến lược.[4]
Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.[5]
Tới năm 2024 đã có 9 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008); Nga (2012); Ấn Độ (2016); Hàn Quốc (2022); Hoa Kỳ (09/2023) và Nhật Bản (11/2023); Úc (03/2024), Pháp (10/2024) và Malaysia (11/2024). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ:
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 5 năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong thế kỷ 21 trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"[6].
Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí Thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội từ ngày 12-13/12/2023, hai bên đã ký Tuyên bố chung về việc "tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược"[7].
Ngày 1 tháng 3 năm 2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin – chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Nga kể từ khi Nga được thành lập năm 1991, 2 bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược. Đây được coi là nền tảng sự hợp tác của Việt Nam và Nga trong thế kỷ 21.[8] Nga cũng trở thành nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Ngày 20 tháng 11 năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 của Tổng thống Nga Putin, 2 bên ra tuyên bố về "quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước".
Ngày 27 tháng 7 năm 2012, trong chuyến đi thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 bên ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga ghi nhận 2 nước "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".
Tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ và lãnh đạo 2 nước đã chính thức nâng quan hệ lên tầm quan hệ "đối tác chiến lược" với việc tăng cường hợp tác về chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy.[9]
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 2 - 3/9/2016, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện".[10]
Tháng 10 năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và ông đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành "Đối tác hợp tác chiến lược".
Chiều ngày 5 tháng 12 năm 2022, ngay sau cuộc hội đàm tại Seoul giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện" nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (22/12/1992 - 22/12/2022).[11]
Ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Hai nhà Lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Ngày 10 tháng 9 năm 2023, trong chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước từ ngày 10-11 tháng 9 năm 2023 của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Thông cáo chung, chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác với một quốc gia từ mức Đối tác Toàn diện lên thẳng mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện, bỏ qua mức Đối tác Chiến lược, chỉ trong vòng 10 năm (từ 2013 đến 2023).[4][12]
Tháng 10 năm 2006, nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản, hai bên thống nhất ra Tuyên bố chung về "Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"[13].
Tháng 4 năm 2009, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên chính thức thiết lập mối quan hệ "Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"[14][15].
Ngày 18 tháng 03 năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō đã ký tuyên bố chung nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành "Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á" [16].
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-25/11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với người đồng cấp - Thủ tướng Kishida Fumio, hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung tái khẳng định: nhất trí đưa quan hệ "Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản" phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.[17]
Nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản để tham dự Lễ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, chiều ngày 27 tháng 11 năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio đã công bố nâng cấp quan hệ hai nước lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".[18]
Trong chuyến thăm Canberra của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009, Phó thủ tướng Úc Julia Gillard và Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã ký kết tuyên bố chung về mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Tuyên bố chung đặt ra 6 lĩnh vực hợp tác tương lai lớn bao gồm: quan hệ chính trị và trao đổi chính sách công; tăng trưởng kinh tế và thương mại; hỗ trợ phát triển và hợp tác kỹ thuật; quan hệ quốc phòng và an ninh; kết nối nhân dân hai nước; chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực.
Trong chuyến công du tới Úc từ 14 - 18/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được tiếp đón theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ tại tòa Nhà Quốc hội Australia. Ngay sau đó, sáng ngày 15/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, nâng cấp quan hệ Việt - Úc từ Đối tác toàn diện năm 2009 lên cấp Đối tác chiến lược [19][20]. Hai nước cũng nhất trí tập trung hiện thực hóa ý định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.[21]
Ngày 7 tháng 3 năm 2024, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Úc theo lời mời của Thủ tướng Anthony Albanese, hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện,[22] trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ 7 của Việt Nam.
Nhân chuyến thăm chính thức Pháp từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp"[23].
Nhân chuyến thăm chính thức Pháp từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 10 năm 2024, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Toàn diện Việt Nam - Pháp" [24].
Vào tháng 4 năm 2004, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam tới Malaysia, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi đã cùng nhau ký kết một bản "Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia trong thế kỷ 21".[25]
Tới tháng 8 năm 2015, tại chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước lại tiếp tục ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai bên.[26]
Ngày 21 tháng 11 năm 2024, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia theo lời mời của Thủ tướng Anwar Ibrahim, hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.[27]
Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.
Theo giáo sư Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), "đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau:
Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh.
Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít...) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.
Đối tác chiến lược trên thế giới:
Hiện nay Việt Nam có 19 nước là đối tác chiến lược (9 nước là đối tác chiến lược toàn diện) trong đó có 5 đối tác là các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nga (2001); Ấn Độ (2007); Trung Quốc (2008); Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013), Pháp (9/2013); Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020); Hoa Kỳ (9/2023) và Brasil (11/2024).
Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ, và không liệt kê lại các nước quan hệ Đối tác chiến lược ở phần trên.
Trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược hướng tới tương lai", khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.[28]
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen từ ngày 8 - 12/9/2010, chiều 8/9 (rạng sáng giờ Hà Nội), tại thủ đô Luân Đôn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague. Ngay sau hội đàm, hai bên đã ký Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.
Đáng lưu ý, sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Đức đã đình chỉ quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam vào năm 2018[29]. Tuy nhiên, từ năm 2019, hai bên đã có những động thái nối lại quan hệ Đối tác Chiến lược với nhau, và đỉnh điểm là chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tới từ ngày 23-24/01/2024[30]. Trong chuyến thăm này, hai bên cũng tiếp tục ký kết Kế hoạch hành động thực hiện Đối tác chiến lược cho hai năm 2023-2024[31].
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ý từ ngày 20 - 22/1/2013 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ý.
Tháng 6 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Thái Lan từ ngày 25 - 27/6/2013. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, Thái Lan - Việt Nam với 5 trụ cột chính: quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác xã hội văn hóa, hợp tác khu vực và quốc tế[32].
Tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Indonesia theo lời mời của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từ ngày 27-28/6/2013. Sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp trở thành quan hệ Đối tác Chiến lược.
Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo chiều 4/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tăng cường trao đổi tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác song phương và phối hợp triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, nhằm tạo động lực đưa quan hệ hai nước hướng tới là Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.[33]
Tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-13/9/2013. Trong cuộc hội đàm ngày 11 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đề cập 5 trụ cột hợp tác.
Năm 2023, lãnh đạo của hai nước đã nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.[34]
Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao APEC lần thứ 23 và nhận lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Philippines từ ngày 17 - 19/11/2015. Ngày 17/11/2015 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno Aquino đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines[35].
Tháng 9 năm 2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức New Zealand. Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Tại Hội đàm Cấp cao trực tuyến sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - New Zealand (1975-2020) diễn ra giữa chính phủ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Jacinda Ardern đều nhất trí tuyên bố: chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên thành Đối tác Chiến lược[36].
Nhân chuyến thăm Nam Mỹ tháng 5 năm 2007, ngày 27/5 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ngày 29/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội kiến với Tổng thống Lula da Silva, sau đó lãnh đạo hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành Đối tác toàn diện.[37]
Ngày 17 tháng 11 năm 2024, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.[38]
Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai.
Tới 2024, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia: Nam Phi (2004); Chile và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019); Mông Cổ (09/2024) và UAE (10/2024). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ.
Từ ngày 22 - 25 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi trong chuyến thăm 3 nước An-giê-ri, Maroc, Nam Phi. Nhân dịp này, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", "Thoả thuận thành lập ủy ban thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".[39]
Trong thời gian từ ngày 25 đến ngày 27/5/2007, nhận lời mời của Tổng thống Michelle Bachelet Jeri, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Chile, hai bên đã ra Tuyên bố chung cấp cao xác định khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện.[40]
Trong chuyến thăm Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2007. Ngày 30/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Venezuela. Sau cuộc hội kiến với Tổng thống Hugo Chavez ngày 1/6/2007, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện.[41]
Ngày 16 tháng 4 năm 2010, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Cung Tổng thống La Rosada ở Thủ đô Buenos Aires, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.Họp báo sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp lên thành đối tác toàn diện.[42]
Tháng 3 năm 2011, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thăm cấp nhà nước Việt Nam, trong chuyến thăm hai bên nhất trí về triển vọng to lớn phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – Ukraine.[43]
Ngày 19 tháng 9 năm 2013 tại Copenhagen, Đan Mạch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.[44]
Ngày 24 tháng 8 năm 2017 tại Naypyidaw, Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp thân mật với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw. Sau cuộc gặp hai nhà lãnh đạo đã tiến hành hội đàm, trong đó hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ "Quan hệ Đối tác, hợp tác toàn diện" giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.[45]
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 11 năm 2017 nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, vào ngày 8 tháng 11, hai bên đã ra tuyên bố "thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện".[46]
Ngày 10 tháng 9 năm 2018, tại Budapest, Hungary, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Hungary Orbán Viktor nhất trí nâng khuôn khổ quan hệ hai nước lên "Đối tác toàn diện".[47]
Ngày 27 tháng 3 năm 2019, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Sultan (Quốc vương) Brunei Hassanal Bolkiah, trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai bên lên mức Đối tác toàn diện.[48][49]
Ngày 9 tháng 4 năm 2019 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte theo lời mời của phía Việt Nam. Sau cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo đồng cấp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Mark Rutte, hai bên đã đưa ra thông báo nhất trí xây dựng quan hệ Đối tác toàn diện với mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn.[50][51]
Trước đó, Việt Nam và Hà Lan đã xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược ở 2 lĩnh vực: thích ứng với biến đổi khí hậu & quản lý nước và về nông nghiệp bền vững & an ninh lương thực.
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh từ ngày 30/9 - 1/10, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.[52]
Ngày 28 tháng 10 năm 2024, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới UAE theo lời mời của Tổng thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan, hai bên nhất trí 6 trọng tâm ưu tiên hợp tác giữa hai nước, đồng thời thống nhất nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện. Qua đó cũng đánh dấu UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.[53]
Đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 8 tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Balkenende ngày 4 tháng 10 năm 2010 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược trong Quản lý Nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu, đưa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này lên tầm cao nhất.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte ngày 16 tháng 6 năm 2014, Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập thêm cơ chế Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực.
Vào tháng 4 năm 2019, trong chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte đến Việt Nam, hai bên đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên thành Đối tác toàn diện.[50]
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Frederik, từ ngày 27/11 - 1/12/2011, tại buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Đan Mạch về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đối khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh.
Tại chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 9 năm 2013, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.
Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ đồng minh chiến lược theo ý thức hệ, đồng thời là đối tác chiến lược toàn diện trên tất cả lĩnh vực.
Sau hơn 4 thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội quan trọng. Khi một quốc gia đã xác lập sự ổn định về đối nội, chủ thể đó sẽ mong muốn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực cũng như toàn cầu. Trung Quốc đã từng bước chuyển đổi từ hình ảnh một công xưởng của thế giới cho đến vai trò “người chơi cờ” trong hệ thống chính trị toàn cầu. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã nhanh chóng thích nghi và đưa ra những chiến lược phù hợp với tình cảnh, trong đó có Tập Cận Bình.
Năm 2012, Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc. Năm 2013, ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tập đã đưa ra học thuyết Giấc mộng Trung Hoa nhằm đưa Trung Quốc trở lại vị trí quốc gia này có ở trong quá khứ. Nhằm hiện thực hóa học thuyết, người đứng đầu Trung Quốc đã đưa ra chiến lược được xem có thể tái định hình trật tự toàn cầu – Vành đai và Con đường (BRI). Sau khi BRI được công bố, nguồn tài chính của Trung Quốc đã xuất hiện trên tất cả các châu lục trên toàn cầu. Mục tiêu của Trung Quốc thông qua BRI là tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các dự án mà quốc gia này triển khai để định hình lại cuộc chơi vốn do Mỹ sắp đặt từ sau Thế Chiến II và Chiến tranh Lạnh.
Trong tổng thể tham vọng lớn của Bắc Kinh, Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có cấu trúc quyền lực và định hướng chiến lược của các quốc gia tương đối phức tạp. Để mở đường cho việc “kiểm soát” Đông Nam Á của Trung Quốc, Lào – quốc gia láng giềng – trở thành một trong số ít những cánh cửa chiến lược then chốt.
Nguyên nhân Trung Quốc gây ảnh hưởng lên Lào
Hiện nay, các dự án của Trung Quốc thông qua BRI đã hiện diện trên tất cả các châu lục. Kể từ khi Trung Quốc triển khai BRI, quốc gia Đông Bắc Á về cơ bản đã hoàn thành việc xác lập ảnh hưởng. Hiện nay, quốc gia Đông Bắc Á đã hiện diện ở 151 quốc gia, với hơn 3.000 dự án có tổng trị giá lên đến 1.000 tỷ USD[1]. Bất kỳ chính sách, chiến lược được đưa ra đều mang hàm ý chiến lược. Trung Quốc chọn Lào cũng không ngoại lệ.
Đầu tiên, sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Từ khi BRI được triển khai, Mỹ đã từng bước giảm ảnh hưởng ở Trung Đông và tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Dưới thời Barack Obama, Mỹ đã tiến hành “Xoay trục sang Châu Á”. Mục tiêu của siêu cường trong thời gian này là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dưới thời Donald Trump, chiến lược “xoay trục” được nâng lên thành Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tự do và Mở, một chiến lược quy mô lớn chưa từng có nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Dưới thời Joe Biden, vị Tổng thống thứ 46 đã công bố chiến lược tương tự, cho thấy sự quan tâm từ tầng lớp tinh hoa Mỹ đối với khu vực. Siêu cường này cũng đã tập hợp lực lượng quy mô lớn, thiết lập các mạng lưới đối tác và đồng minh như Tứ giác An ninh với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, khôi phục các hoạt động của Liên minh Ngũ Nhãn và AUKUS để tạo điều kiện cho Vương quốc Anh can dự khu vực. Ngoài ra, nước Đức ký kết thành lập Liên minh Hydro với Ấn Độ và Nhật Bản để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực[2]. Các nước EU cũng đã có những động thái riêng với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ từ thời Donald Trump cho đến Joe Biden ban hành các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc.
Lý do cho sự trở lại của Mỹ là khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng khi là khu vực có thể phong tỏa 60% GDP toàn cầu và 65% thương mại thế giới vì lượng lớn tàu hàng của thế giới đều đi qua Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương[3]. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, người đứng đầu Nhà Trắng xác nhận Mỹ là một quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và 3 triệu việc làm của người dân nước này; cùng hơn 900 triệu USD nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ đều tập trung ở khu vực này[4]. Những dữ kiện trên cho thấy Mỹ sẽ đối đầu với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, Trung Quốc muốn tạo áp lực lên Việt Nam vì vấn đề địa chính trị. Việt Nam – Trung Quốc có quan hệ hợp tác truyền thống. Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Bước vào thế kỷ 21, hai nước đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và quan hệ song phương ngày càng có nhiều bước tiến lớn. Bên cạnh việc hợp tác là mạch chính trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, mâu thuẫn – đấu tranh cũng là một khía cạnh trong mối quan hệ song phương này. Diện tích Việt Nam giáp biển hơn 4000 km2 và có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Mặc dù Việt Nam có chính sách “Ba Không”, sau đó là “Bốn Không” và phương châm “làm bạn với tất cả các nước” nhưng chính sách này có thể sẽ được điều chỉnh khi xuất hiện một bối cảnh đặc biệt phức tạp trong tương lai. Và một bối cảnh đặc biệt như vậy có thể tạo ra những thách thức đáng kể đối với tham vọng của quốc gia tỷ dân thông qua BRI.
Năm 2014, các sự việc liên quan tới giàn khoan HD-981 hoạt động ở Biển Đông đã làm phức tạp tình hình, làm trầm trọng thêm quan hệ hai nước. Ở góc độ nào đó, nó đã đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ có thêm động lực phát triển. Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam một số khí tài, trang bị, hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á trong việc phát triển kinh tế. Ngày 10 – 11/9/2023, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện. Hai nước tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tăng cường hoạt động hợp tác song phương và đa phương để ứng phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu[5]. Trước đó, Mỹ cũng đã khởi công xây dựng Đại sứ quán ở Việt Nam lớn nhất thế giới, quy mô lên đến 12.000 người, biến Việt Nam trở thành trung tâm địa chiến lược – địa chính trị trong khu vực và toàn cầu. Những động thái trên được xem là chưa có tiền lệ trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Trước những biến động kể trên, Trung Quốc cần tìm các phương án thích ứng chiến lược và Lào là địa điểm thích hợp.
Chính sách và các dự án đầu tư của Trung Quốc ở Lào
Diện tích của Lào rộng 236,8 nghìn km2 nhưng quy mô dân số khoảng 8 triệu người. Địa hình quốc gia này cực kỳ trắc trở khi đồi núi chiếm đến 95% diện tích tổng thể và không giáp biển[6]. Điều kiện tự nhiên trắc trở của Lào đã khiến quốc gia này khó có thể tăng trưởng kinh tế, dẫn đến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Quy mô GDP giai đoạn 2016 – 2020 của Lào đạt 5,8%, dao động quanh mức 18 tỷ USD và năm 2023 ước đạt 13,6 tỷ USD[7][8]. Do đó, tầng lớp lãnh đạo của Lào mong muốn có sự thay đổi toàn diện và Trung Quốc hiểu điều đó.
Trung Quốc đã đầu tư vào 833 dự án ở Lào với tổng trị giá lên đến 16 tỷ USD. Tất cả các dự án xoay quanh các lĩnh vực đường sắt; cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRI và những dự án về khai thác khoáng sản; các đặc khu kinh tế và đô thị quy mô lớn có biên giới giáp Trung Quốc[9]. Trước đó, trong năm tài khóa 2017 – 2018, gần 80% nguồn vốn FDI của Lào xuất phát từ Trung Quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra, quốc gia Đông Bắc Á đã đầu tư 21 dự án ở Lào với số vốn 2,5 tỷ USD vào năm 2020[10].
Đập thủy điện là một trong những dự án trọng điểm của Trung Quốc tại Lào. Từ những năm 1950, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng và vận hành lên đến 22.000 đập thủy điện cao trên 15m trong nước, trong đó có đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới nhằm phục vụ nhu cầu cho lãnh thổ rộng lớn của quốc gia này ở khu vực phía Nam. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh yêu cầu lượng điện sử dụng ngày càng lớn, đặt ra bài toán cho chính phủ Trung Quốc phải mở rộng các đập thủy điện ở giáp biên giới để dễ câu nối vào đường dây điện quốc gia của nước này và sông Mekong là nơi lý tưởng. Sông Mekong có diện tích lưu vực lên đến 795.000 km2, xuất phát từ Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong có dòng nước chảy xiết, tốc độ chảy lên đến 16.000 m3/s, có thể sinh ra dòng điện lớn.
Quốc gia hưởng lợi từ dòng sông Mekong nhiều nhất là Lào. Nhờ sức chảy của sông Mekong từ thượng nguồn xuống những khu vực của Lào vốn gập ghềnh, đã giúp quốc gia Đông Nam Á này có cơ sở phát triển các đập thủy điện. Theo đó, Lào có tiềm năng phát triển và sản xuất 18.000 MW điện chưa bao gồm nguồn điện thu từ các đập thủy điện từ sông Mekong với 9.000 MW[11]. Điều này củng cố chiến lược phát triển của Lào về năng lượng điện.
Từ đầu những năm 2000, chiến lược phát triển đập thủy điện là ưu tiên hàng đầu của đất nước triệu voi khi quốc gia này tuyên bố trở thành “Trung tâm năng lượng điện của Đông Nam Á” nhằm vực dậy nền kinh tế. Các dự án đập thủy điện đã và đang xây dựng, được ký biên bản ghi nhớ lên đến trên 200 dự án. Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Viraphonh Viravong cho biết nếu Lào muốn phát triển kinh tế, việc phát triển các đập thủy điện là cơ hội duy nhất[12]. Điều này cho thấy tham vọng của chính phủ Lào nhằm chuyển dịch nền kinh tế. Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các dự án đập thủy điện ở Lào nhằm hỗ trợ Lào phát triển kinh tế; tăng sản lượng điện phục vụ trong nước và tăng cường tính kết nối với Đông Nam Á. Hiện nay, 55% các đập thủy điện của Trung Quốc ở nước ngoài được xây dựng ở Châu Á, trong số đó khu vực Đông Nam Á chiếm đến 73% tổng các đập thủy điện. Ở lưu vực sông Mekong, số đập thủy điện hiện nay của Trung Quốc được xây dựng đa số đều thuộc lãnh thổ Lào, lên đến 81%[13]. Đến năm 2025, các dự án đã được lắp đặt sẽ đóng góp vào 27.000 GWh/năm, mang lại hàng tỷ USD doanh thu. Trong giai đoạn 2016 – 2020, sản lượng điện bán ra của Lào cho các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam, đạt 7,2 tỷ USD[14].
Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng
Đối với một quốc gia, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng. Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt và các tuyến đường cao tốc sẽ giúp tăng cường liên kết vùng, kết nối văn hóa, bản sắc giữa các dân tộc trong nội bộ quốc gia cũng như các vùng biên giới, thúc đẩy ngoại giao nhân dân hiệu quả. Như đã đề cập, địa lý tự nhiên chủ yếu là đồi núi và rừng sẽ làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của Lào.
Từ đầu những năm 2000, Lào và nhiều quốc gia khác đã tham gia đàm phán xây dựng tuyến đường sắt Xuyên Á. Đây là một dự án trọng điểm của quốc tế từ những năm 1990 nhằm tăng cường kết nối Đông – Tây. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt Xuyên Á sẽ giúp quốc gia này khôi phục lại Con đường tơ lụa cách đây hàng nghìn năm. Tháng 4/2010, Lào đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua tham vọng chính sách Vành đai và Con đường, tuyến đường sắt ở Lào ngày càng được chú trọng. Mục tiêu của Trung Quốc là liên kết các nước Đông Nam Á thông qua tuyến đường sắt Xuyên Á để gia tăng ảnh hưởng và thương mại.
Tuyến đường sắt có tổng chiều dài 414km đã được Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc triển khai xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào năm 2021. Tuyến đường xuất phát từ thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đi đến thủ đô Viêng Chăn, Lào. Tốc độ vận hành dự án lên đến 160km/h, sức chứa lên đến 720 người, rút ngắn còn 4 tiếng so với 15 tiếng khi sử dụng các phương tiện hiện có ở Lào và thúc đẩy giao thương[15]. Sau khi khánh thành vào tháng 12/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng: “Với đường sắt, ngọn núi từ Côn Minh đến Viêng Chăn không còn cao và đường không còn dài nữa”, hàm ý về một tương lai phát triển của đất nước Lào[16]. Trước đó, tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN vào ngày 18/9/2015, Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavat đã phát biểu rằng Lào sẽ chuyển đổi từ một “đất nước bị cô lập” thành “quốc gia kết nối quốc gia”, cho thấy mong muốn chuyển đổi kinh tế đất nước. Tuyên bố trên cho thấy đất nước Triệu Voi mong muốn phát triển kinh tế mạnh mẽ thông qua chiến lược BRI của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. “Kế hoạch 5 năm lần thứ 8” quốc gia của Lào cũng đề cập rằng tuyến đường sắt Trung – Lào được liệt kê là dự án trọng điểm quốc gia đầu tiên, củng cố mong muốn phát triển đất nước của giới lãnh đạo Lào[17].
Một dự án quan trọng khác mà Trung Quốc triển khai xây dựng ở Lào là mỏ muối Kali. Kali có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, việc thiếu Kali sẽ gây thiệt hại về kinh tế khi Trung Quốc là nơi xuất khẩu nông sản lớn nhất cho thị trường Mỹ với trị giá 35,9 tỷ USD vào năm 2021[18].
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ kali lớn nhất thế giới và là quốc gia sản xuất phân kali lớn thứ 4, chiếm khoảng 26% tổng lượng tiêu thụ của thế giới[19]. Vào năm 2019, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 6,4 triệu tấn Kali[20]. Trong khi đó, quốc gia Đông Bắc Á nhập lượng phân Kali trị giá lên đến 1,87 tỷ USD vào năm 2021[21]. Có thể thấy nhu cầu của Trung Quốc đối với Kali là cực kỳ lớn.
Vào năm 2020, Sino Agri International Potash đã được chính phủ Lào phê duyệt triển khai dự án khai thác muối Kali. Sino Agri International Potash là công ty con của Công ty Đầu tư Quốc tế Asia-Potash (Quảng Châu), công ty cung cấp phân kali hàng đầu thế giới có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chính phủ Lào cho phép công ty Trung Quốc thăm dò và khai thác quặng Kali 48,52 km2 ở tỉnh Khăm Muồn với sản lượng lên đến 1 triệu tấn/năm, ước tính trị giá 300 – 400 triệu USD[22]. Trong khi đó, trữ lượng quặng Kali ở Lào đa số tập trung ở tỉnh này; Viêng Chăn và khu vực Savannakhet với sản lượng lên đến 1 tỷ tấn. Sau khi phê duyệt dự án, Lào trở thành quốc gia xuất khẩu Kali đứng thứ 4 thế giới[23]. Dự án trên sẽ giải quyết bài toán kinh tế và lương thực của chính phủ Trung Quốc cũng như góp phần vào tăng trưởng kinh tế của chính phủ Lào.
Ngày 24/3/2023, công ty Sino Agri International Potash đã ký biên bản ghi nhớ với chính phủ Lào để xây dựng một “thành phố công nghiệp sinh thái thông minh” trên khu đất rộng 20 km2 ở các huyện Nong Bok và Tha Khek. Khu phức hợp bao gồm khu công nghiệp sản xuất nguyên liệu phân bón, khu đô thị với các tòa nhà văn phòng và khu sinh hoạt cộng đồng[24]. Tổng giá trị dự án lên đến hơn 4 tỷ USD. Mục tiêu xây dựng khu phức hợp kể trên nhằm mở rộng quá trình sản xuất phân Kali và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tăng cường phát triển kinh tế và giải quyết việc làm ở Lào.
Các đặc khu kinh tế ở biên giới
Đặc khu kinh tế (SEZ) trong những năm gần đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong công chúng. Đặc khu kinh tế là một khu vực phức hợp kinh tế cao nhất được tạo ra với những ưu đãi riêng biệt về quy định và đặc biệt là chính sách thuế. Mục tiêu của SEZ là tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể đầu tư lâu dài tại khu vực này, kéo theo khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất với các quốc gia khác; thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ; giải quyết việc làm cho người lao động để tăng cường vị thế quốc gia sở tại[25].
Ở Lào, việc phát triển các đặc khu kinh tế được xem là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế bền vững. Ngày 26/6/2010, Chính phủ Thủ tướng Lào khi đó là Bounnhang Vorachith đã ban hành Sắc lệnh Số 2 (No.02/PM) về việc thành lập Đặc khu Kinh tế Savan-SENO vào ngày 21/2/2002 (được thay thế bằng các sắc lệnh 144 và 178 lần lượt vào 29/9/2003 và 13/11/2003), với diện tích khoảng 954 hecta, giá trị đầu tư lên đến 74 triệu USD[26]. Đặc khu kinh tế Savan-SENO đã đặt nền móng cho việc phát triển các đặc khu kinh tế sau này. Tính đến nay, Lào có đến 14 đặc khu kinh tế; lên kế hoạch thành lập thêm 40 đặc khu kinh tế mới trong 10 năm tiếp theo, đón tiếp hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại các đặc khu này và thu hút hàng tỷ USD[27][28].
Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Ngày 22/3/2018, Tổng thống Donald Trump đã quyết định tiến hành cuộc chiến thương mại nhắm vào Trung Quốc với lý do Trung Quốc sử dụng thương mại không công bằng, gây thâm hụt ngân sách Mỹ nhằm ngăn chặn sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc với BRI. Siêu cường thế giới đã thực hiện các biện pháp thuế lên đến 100% và vẫn còn tiếp diễn dưới thời Joe Biden. Do đó, việc chính phủ Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sang Lào sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nước này tránh được những biện pháp trừng phạt về thuế quan. Hiện nay, 160 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các đặc khu kinh tế ở Lào với tổng mức đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD, chiếm 23% tổng lượng đầu tư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nhằm tự chủ về kinh tế, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 4 đặc khu kinh tế ở Lào cho thấy sự quan tâm của Trung Quốc với quốc gia Đông Nam Á này.
Dự án SEZ đầu tiên mà Trung Quốc triển khai xây dựng là Tam giác Vàng. Dự án nằm dọc biên giới Lào – Thái – Myanmar, sát biên giới với Trung Quốc. Đặc khu do công ty Kings Romans đến từ Hongkong, Trung Quốc phối hợp với chính quyền Lào triển khai đầu tư vào năm 2007. Ban đầu, dự án có tổng thời gian thuê đất vào khoảng 75 năm và sau đó tăng lên 99 năm. Theo báo cáo kinh tế – xã hội vào năm 2019, đặc khu kinh tế Tam giác Vàng trong hơn 10 năm hoạt động, đã thu hút khoảng 500 đơn vị đầu tư vào nơi này; đóng góp tổng ngân sách lên đến 500 triệu USD cho chính phủ và dự kiến đến năm 2025 đạt 350 triệu USD/năm[29]. Tốc độ tăng trưởng cao của đặc khu đã củng cố niềm tin của chính phủ Lào về cơ cấu chuyển dịch nền kinh tế.
Thách thức của Lào đối với các dự án đầu tư từ Trung Quốc
Trung Quốc đã đầu tư vào Lào hàng tỷ USD và đạt được những thành tựu đáng kể. Kể từ khi các dự án được đầu tư vào Lào, nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á đã có những chuyển biến rõ nét. Đất nước Triệu Voi được xem là có nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á với GDP đạt bình quân 4% sau đại dịch và 6% vào năm 2019. Các ngành đạt được nhiều bước tiến đáng kể, trong đó nông-lâm nghiệp tăng 2,5%; công nghiệp tăng 4,1% và dịch vụ tăng 6% sau đại dịch Covid-19[30][31]. Các dự án do Trung Quốc đầu tư ở Lào cũng chứng minh tính hiệu quả. Đối với dự án đường sắt Lào – Trung, như đã đề cập, dự án đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành ở Lào vốn được bao quanh bởi rừng núi cũng như giữa Lào với Trung Quốc. Hiệu quả thương mại của dự án cũng đã được phát huy. Sau 1 năm vận hành, dự án đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân bản địa[32]. Trong 8 tháng đầu năm 2023, hơn 3,1 triệu tấn hàng hóa; trung bình gần 12.000 tấn/ngày đã được vận chuyển, tăng 138% so với cùng kỳ năm 2022 và có lúc tăng lên đến 11 triệu tấn hàng hóa. Trong khi đó, tính đến tháng 9/2023, khoảng 1,7 triệu hành khách đã được vận chuyển bằng đường sắt Lào – Trung, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái[33]. Dự án đập thủy điện thu về trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 7 tỷ USD và sẽ còn tăng trưởng trong thời gian tới. Đối với dự án nhà máy sản xuất phân Kali, như đã đề cập, kinh tế của dự án đem lại cho ngân sách Lào lên đến hàng trăm triệu USD và có thể lên đến hàng tỷ USD khi nhiều cuộc chiến trên thế giới diễn ra, làm gián đoạn nguồn cung lương thực toàn cầu. Đối với các đặc khu kinh tế, những dự án được triển khai sẽ thúc đẩy sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài, tăng dung lượng ngoại hối và củng cố sức cạnh tranh với các thị trường khác. Những dữ liệu kể trên cho thấy các khoản đầu tư của Trung Quốc đã tạo ra chuyển biến rõ nét ở Lào trong bối cảnh thế giới cực kỳ phức tạp. Bên cạnh đó, những dự án trên cũng là thách thức đối với Lào.
Thứ nhất, giới phân tích quốc tế đặc biệt là trường phái nghiên cứu phương Tây thường nhấn mạnh tới rủi ro từ cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc. Thuật ngữ này từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Theo đó, các dự án được Trung Quốc đầu tư thông qua các doanh nghiệp nước này vào một quốc gia sẽ tạo ra một viễn cảnh về một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, với những điều khoản không rõ ràng, Trung Quốc đã từng bước khiến quốc gia đi vay phải trả nhiều hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là khiến cho quốc gia sở tại rơi vào nợ nần, buộc phải trao đổi bằng các cơ sở hạ tầng có ý nghĩa về địa chiến lược – địa chính trị, hoặc các nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và ủng hộ quốc gia tỷ dân trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Ở Sri Lanka, quốc gia Nam Á đã vay 46,9 tỷ USD, trong đó khoản nợ từ Trung Quốc lên đến 52%[34]. Năm 2017, quốc gia Nam Á đã không còn đủ khả năng trả nợ và phải chuyển giao cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc toàn quyền sử dụng với thời hạn lên đến 99 năm. Ở Đông Nam Á, Thái Lan cũng gặp trường hợp tương tự do các khoản đầu tư quá lớn so với nền kinh tế. Điều này cũng đã xuất hiện đối với Lào. Khi dự án đường sắt Trung – Lào đang được thông qua vào năm 2010, dự án mới được chính thức xây dựng. Ban đầu, dự án trị giá 1,2 tỷ USD, sau 6 năm, khoản vay của Lào dành cho dự án đã lên 6 tỷ USD vào năm 2016. Năm 2020, Lào đã mất khả năng trả nợ. Quốc gia này đã bàn giao cho Trung Quốc một phần mạng lưới năng lượng điện trị giá 600 triệu USD và phải chuyển giao một phần từ việc khai thác quặng Kali cho Trung Quốc để vay thêm 480 triệu USD từ ngân hàng Trung Quốc để trả cho chính phủ nước này[35].
Đối với các dự án do Trung Quốc triển khai, quy mô dự án chiếm lên đến 30 – 40% tổng kinh tế của Lào. Hiện nay, tổng nền kinh tế của Lào hiện nay chỉ vào khoảng 13 tỷ USD và trước đại dịch là 15 – 18 tỷ USD. Tuy nhiên, các dự án kinh tế do Trung Quốc đầu tư ở Lào tổng trị giá lên đến hàng chục tỷ USD, trong đó dự án đường sắt Trung – Lào trị giá 6 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất phân bón Kali 4 tỷ USD; các dự án đặc khu kinh tế và các dự án thủy điện có tổng trị giá lên đến chục tỷ USD. Số nợ vượt quá tổng GDP sẽ tạo ra những mối lo ngại nhất định. Hiện nay, Lào nợ lên đến 120% GDP, trong đó phần lớn là từ các khoản nợ đến từ Trung Quốc.
Thứ hai, chủ quyền an ninh của Lào có thể bị đe dọa. Như đã đề cập, quy mô kinh tế Lào hiện nay còn rất hạn chế, nhưng các khoản đầu tư giá trị cao dẫn đến sức hấp thụ kinh tế kém. Điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc can dự sâu sắc vào tình hình quốc gia này. Đối với các dự án đập thủy điện, sự hiện diện của Trung Quốc là cực kỳ rõ nét. Trung Quốc thông qua các công ty; tập đoàn trong nước có tên Sinnohydro; Dongfang; China Southern Grid và China International Water & Electric xây dựng và quản lý các đập thủy điện ở Lào theo hình thức cổ phần chiếm đa số, trong đó chủ yếu là hình thức 8 – 2, các công ty Trung Quốc góp vốn toàn bộ hoặc phần lớn đối với các dự án[36]. Đối với các dự án kinh doanh, việc hợp tác theo hình thức này đồng nghĩa với việc Lào chỉ là bên tham dự theo hình thức, không có quyền quyết định. Việc này dẫn đến vấn đề cực kỳ nguy hiểm đến an ninh nguồn nước và an ninh lương thực vì hàng chục triệu người đang phụ thuộc sinh kế ở lưu vực sông Mekong.
Ngoài ra, các dự án do Trung Quốc đầu tư đã thu hút người bản xứ di dân đến Lào, gây bất ổn tình hình nội bộ và tệ nạn xã hội. Các đặc khu đã thu hút lên đến 300 nghìn người Trung Quốc định cư ở Lào[37]. Ở Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng, doanh nghiệp Trung Quốc Kings Romans xây dựng chủ yếu là các sòng bạc. Theo ước tính của UNDC, có đến 140 sòng bạc ở SEZ này[38]. Điều này sẽ kéo theo nạn buôn người; buôn bán chất cấm và làm lũng đoạn kinh tế ở Lào như đặc khu Sihanoukville ở Campuchia đang trải qua. Vào năm 2022, Lào đã giải cứu thành công 1.680 người ở đặc khu này, cho thấy thách thức lớn đối với chính phủ Lào về các quy định dành cho những đặc khu SEZ[39].
Thứ ba, các khoản đầu tư của Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường ở Lào. Đối với dự án xây dựng đường sắt Lào – Trung, việc thi công quãng đường lên đến hàng nghìn cây số chủ yếu là rừng; núi đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến bảo tồn hệ sinh thái, có tác động sâu sắc đối với môi trường[40]. Đối với các đập thủy điện, mất cân bằng sinh thái đã tác động toàn diện đến sinh kế của hàng chục triệu người. Trữ lượng cá ở lưu vực sông này ước tính sẽ giảm 40 – 80% vào năm 2040, dẫn đến tình trạng thời tiết cực đoan[41].
Thứ tư, sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng tăng đến từ thị trường Trung Quốc. Trung Quốc từ lâu đã được xem như là công xưởng của thế giới. Quốc gia này là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu nhiều mặt hàng. Quy mô diện tích lớn sẽ đồng thuận với trữ lượng cao, kèm theo những cải tiến trong khoa học – công nghệ ở quốc gia Đông Bắc Á đã thu hút lượt nhập khẩu ở khắp nơi trên thế giới. Khi đường sắt được khánh thành, Trung Quốc có thể xuất khẩu vào Lào một cách ồ ạt, làm giảm nội lực sản xuất trong nước và dẫn đến lệ thuộc. Năm 2021, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm trị giá 1,67 tỷ USD sang Lào, chủ yếu là các thiết bị hiện đại như máy móc; điện thoại – viễn thông,… Lào xuất sang Trung Quốc trị giá 2,48 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng như giấy, vàng, quặng đồng và các loại khoáng sản khác. Mặc dù Lào xuất khẩu có giá trị cao nhưng tất cả là các tài nguyên khoáng sản. Việc khai thác tài nguyên quy mô lớn để xuất khẩu sẽ làm giảm nội lực quốc gia, dẫn đến sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất. Đặc biệt, khi đường sắt được đưa vào sử dụng, khai thác tài nguyên sẽ diễn ra với quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các mặt hàng về nông sản của Lào xuất sang Trung Quốc vẫn chưa cao khi chỉ tập trung vào chuối, dưa, gạo và các loại cây trồng chứa hàm lượng tinh bột[42].
Thách thức và kiến nghị dành cho Việt Nam
Kể từ khi thế giới bước vào kỷ nguyên của toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng có ảnh hưởng lẫn nhau. Các vấn đề về biên giới và rào cản đã bị xóa bỏ. Điều này đặt các quốc gia vào tình thế khó khăn khi xử lý các vấn đề xuyên biên giới.
Đối với Việt Nam, các dự án của Trung Quốc ở Lào sẽ gây sức ép lớn đối với an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Việc xây dựng đường sắt Lào – Trung, nối các quốc gia Đông Nam Á, ngoài việc sử dụng cho mục đích thương mại, dự án còn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Về địa chiến lược – địa chính trị, Trung Quốc có thể điều động đến tất cả điểm nóng trên toàn bộ Đông Nam Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia này. Điều này sẽ đặt Việt Nam vào tình trạng khó khăn khi Trung Quốc có thể triển khai quân đội ở Campuchia và Lào để gây sức ép lên Việt Nam.
Thứ hai, an ninh lương thực trong tương lai sẽ là vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Sông Mekong chảy qua 6 nước, trong đó chảy đến Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa và nông sản lớn nhất của Việt Nam. Vùng này đóng góp 56% sản lượng lúa gạo (24,5 triệu tấn), 98% sản lượng cá tra (1,41 triệu tấn) và 60% các loại trái cây cả nước (4,3 triệu tấn), 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, giá trị xuất khẩu ước tính 55 tỷ USD trong năm 2023[43][44]. Khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở Lào, kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ bị ảnh hưởng do thiếu nước từ thượng nguồn, dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn và tác động đến chất lượng và sản lượng nông sản[45].
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tác động đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Khi Việt Nam – Trung Quốc có mâu thuẫn về ngoại giao và vấn đề đường sắt nối Trung Quốc với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản với Việt Nam, đặc biệt là đối với Thái Lan khi xứ sở chùa vàng đã cải tiến rất nhiều về khoa học, tăng chất lượng nông sản và giá thành cạnh tranh với nông sản Việt Nam.
Thứ ba, tình trạng bất ổn diễn ra ở khu vực biên giới. Như đã đề cập, các đặc khu kinh tế do Trung Quốc xây dựng đã tạo ra tác động tiêu cực trong xã hội Lào và tác động đến Việt Nam. Khi thế giới bước vào giai đoạn phát triển của khoa học – công nghệ 4.0, các hoạt động tội phạm xuyên biên giới sẽ diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và khó lường. Đặc biệt, số lượng nhập cư trái phép xuyên Trung Quốc – Lào – Việt Nam có thể tăng trong thời gian tới, kéo theo nguy cơ hoạt động tình báo, gián điệp gây bất lợi với Việt Nam.
Với những thách thức trên, các dự án ở Trung Quốc được triển khai ở Lào có thể sẽ có tác động lâu dài đối với Việt Nam. Do đó, chính phủ cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trước tiên, chính phủ Việt Nam cần tìm phương án nhằm đổi mới công nghệ. Từ khi công cụ kéo sợi Jenni được phát minh ở Anh, công nghệ đã trở thành phương tiện duy nhất giúp các nước gia tăng hiệu quả sản xuất, rút ngắn khoảng cách về trình độ với thế giới. Đối với đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam, điều này là cực kỳ cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu các công nghệ nhằm phát triển giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt với thời tiết. Chính phủ cần có những chỉ đạo phù hợp với tình hình, hỗ trợ nhà khoa học thực hiện nghiên cứu dự án, ban hành những ưu đãi về thuế và sử dụng đất để gia tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ hai, chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ nhu cầu mà chính phủ và nhân dân Lào đang cần. Hiện nay, Lào cần sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Lào, trong đó có các đặc khu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng ở Lào để làm sâu sắc tình hữu nghị hai nước. Chính phủ cần có những hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực năng lượng ở Lào.
Ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt chủ trương quy hoạch cửa khẩu Việt – Lào với trọng tâm là kết nối giao thông biên giới giữa Việt Nam và Lào, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, sự liên kết giữa các ngành nghề, lĩnh vực và không gian địa lý[46]. Đặc biệt, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho Lào sử dụng cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, được xem như “kéo biển” về vùng đất bị bao bọc bởi rừng núi của đất nước Triệu Voi[47]. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam xây dựng tặng chính phủ Lào tòa nhà Quốc hội mới cũng là động thái có nhiều ý nghĩa đối với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Tăng số lượng cấp học bổng cho học sinh – sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam để thắt chặt tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Lào.
Trung Quốc đã có sức ảnh hưởng lớn chưa từng có kể từ khi giành độc lập vào năm 1949. Tham vọng của quốc gia tỷ dân về sự lãnh đạo toàn cầu đã được thể hiện rõ qua chính sách/chiến lược Vành đai và Con đường. Đối với Trung Quốc, Lào đang đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chiến lược Đông Nam Á của họ, đồng thời cũng là cánh cửa thuận lợi phòng bị cho trong trường hợp quan hệ Việt – Trung có thể có những sự cố ngoại giao. Những động thái gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào có thể tạo ra những tác động nhiều chiều hướng đối với Việt Nam trên các lĩnh vực địa chính trị, kinh tế – thương mại, và các vấn đề phi truyền thống khác. Đặc biệt, Lào và Trung Quốc đã ký kết Kế hoạch hành động Đối tác chung vận mệnh giai đoạn 2024-2028 trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác quốc tế Vành đai và con đường lần thứ 3 vào ngày 4/9/2023[48]. Trung Quốc sẽ hỗ trợ Lào tập huấn cán bộ; tăng cường trao đổi đoàn giữa hai bên và giúp Lào đăng cai Hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA) sẽ được tổ chức vào tháng 10/2024[49]. Động thái kể trên sẽ tạo ra áp lực lớn đối với Việt Nam và khu vực trong thời gian tới. Nhằm giảm thiểu những tác động do các dự án mà Trung Quốc đầu tư, chính phủ Việt Nam cần (i) tiếp tục tăng cường quan hệ với Lào (ii) cải tiến công nghệ; (iii) nâng cao năng suất cây trồng; (iv) tranh thủ sự hiện diện của các quốc gia bên ngoài ở Đông Nam Á để rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ để chuyển đổi kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững./.
[1] Tập Cận Bình. (2023). Chair’s Statement of the Third Belt and Road Forum for International Cooperation. https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/202310/t20231020_11164505.html, truy cập ngày 26/10/2023.
[2] Kỳ, B. G. (2023). Nước Đức và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Mục tiêu và Thách thức. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Quyển số 2/2023, tr.15.
[3] Linh, M. (2022). Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Cuộc đua rộng mở, https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/an-do-duong-thai-binh-duong-cuoc-dua-rong-mo-i676031/, truy cập ngày 26/10/2023.
[4] Biden, J. (2022). The Indo-Pacific’s Promise. In J. Biden, Indo-Pacific Strategy of the United States, tr. 4-6, truy cập ngày 26/10/2023.
[5] TTXVN. (2023). Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, https://baochinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-ve-nang-cap-quan-he-viet-nam-hoa-ky-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-102230911170243626.htm, truy cập ngày 26/10/2023.
[6] Biên tập của trang Hợp tác Lan Thương – Mekong. (2021), http://www.lmcchina.org/vie/2021-03/11/content_41493552.html, truy cập ngày 26/10/2023.
[7] Nhóm tác giả của Tạp chí An ninh Nhân dân Online. (2022). Tình hình phát triển kinh tế của Lào gần đây như thế nào? https://special.nhandan.vn/kinhte_lao/index.html, truy cập ngày 26/10/2023.
[8] Phạm, K., & Bá, T. (2023). Quốc hội Lào phê chuẩn mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023. https://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-lao-phe-chuan-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-nam-2023/839452.vnp, truy cập ngày 26/10/2023.
[9] Vientiane Times. (2022). Chinese investment in Laos tops US$16 billion, https://asianews.network/chinese-investment-in-laos-tops-us16-billion/, truy cập ngày 27/10/2023.
[10] Devonshire-Ellis, C. (2022). 2023 Foreign Investment Opportunities in Laos. https://www.aseanbriefing.com/news/2023-foreign-investment-opportunities-in-laos/, truy cập ngày 27/10/2023.
[11] Biên tập của trang ANDRITZ. (n.d.). Laos – The battery of Southeast Asia. https://www.andritz.com/hydro-en/hydronews/hydro-news-asia/laos., truy cập ngày 27/10/2023.
[12] Osborne, M. (2016). Laos: Playing to win in Mekong hydropower game. https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/laos-playing-win-mekong-hydropower-game, truy cập ngày 27/10/2023.
[13] Guerreiro, P. (2021). What Chinese Dams in Laos Tell Us About the Belt and Road Initiative. https://thediplomat.com/2021/12/what-chinese-dams-in-laos-tell-us-about-the-belt-and-road-initiative/, truy cập ngày 27/10/2023.
[14] Anh, K. (n.d.). Lào đầu tư 2 tỷ USD để phát triển lưới điện xuất khẩu ra nước ngoài., http://vietlao.vietnam.vn/dau-tu-phat-trien/lao-dau-tu-2-ty-usd-de-phat-trien-luoi-dien-xuat-khau-ra-nuoc-ngoai, truy cập ngày 27/10/2023.
[15] Hà, H. (2022). Trải nghiệm tàu đường sắt tốc độ cao 6 tỷ USD ở Lào. https://vietnamnet.vn/trai-nghiem-tau-duong-sat-toc-do-cao-6-ty-usd-xuyen-bien-gioi-o-lao-2146284.html, truy cập ngày 29/10/2023.
[16] Mahtani, S., & Huiying, O. (2023). China’s promise of prosperity brought Laos debt — and distress. https://www.washingtonpost.com/world/interactive/2023/laos-debt-china-belt-road/, truy cập ngày 29/10/2023.
[17] 中国一带一路网编辑部. (2018). 中老铁路解局:为何这么难,为何仍要建? https://www.yidaiyilu.gov.cn/p/69212.html, truy cập ngày 29/10/2023.
[18] Biên tập của trang International Trade Administration. (2023, 4 7), https://www.trade.gov/country-commercial-guides/china-agriculture#:~:text=China’s%20agricultural%20imports%2C%20exports%2C%20and,in%202021%20at%20%2435.9%20billion, truy cập ngày 30/10/2023.
[19] Xiaoqian Song và cộng sự. (2022). Dynamic potassium flows analysis in China for 2010–2019. Science Direct, 78, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0301420722002513, truy cập ngày 30/10/2023.
[20] Biên tập của trang Nation Master. (n.d.). Top Countries in Potash Fertilizer Production, https://www.nationmaster.com/nmx/ranking/potash-fertilizer-production, truy cập ngày 30/10/2023.
[21] Biên tập của trang OEC World. (n.d.). Potassic Fertilizers, https://oec.world/en/profile/hs/potassic-fertilizers, truy cập ngày 30/10/2023.
[22] Biên tập của Tạp chí Lào – Việt. (2020). Doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện dự án mỏ Kali 1 triệu tấn/năm tại tỉnh Khăm Muồn, https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/doanh-nghiep-trung-quoc-thuc-hien-du-an-mo-kali-1-trieu-tan-nam-tai-tinh-kham-muon-15155.html, truy cập ngày 30/10/2023.
[23] Times Reporters. (2022). Laos to become 4th country in the world in potassium exports. https://www.vientianetimes.org.la/freeContent/FreeConten236_Laos_to_y22.php, truy cập ngày 30/10/2023.
[24] RFA Lao. (2023). Chinese-funded project would build industrial city near Laos mine. https://www.rfa.org/english/news/laos/potash-mine-04032023162907.html, truy cập ngày 30/10/2023.
[25] Nguyễn Minh Huyền và cộng sự. (2018). Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm trên thế giới và những kỳ vọng cho Việt Nam. https://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/52012/dac-khu-kinh-te–kinh-nghiem-tren-the-gioi-va-nhung-ky-vong-cho-viet-nam.aspx, truy cập ngày 1/11/2023.
[26] Savan-Seno Special Ecnomic Zone Authority. (2016). Investment Opportunities in Savan-Seno Special Ecnomic Zone: Gateway to Global Market. http://www.unido.or.jp/files/ppt-of-seza-oct-2016_rev.pdf, truy cập ngày 2/11/2023.
[27] Biên tập viên của The Star. (2023). 1,209 companies registered for operation in Laos’ SEZs. https://www.thestar.com.my/aseanplus/aseanplus-news/2023/01/17/1209-companies-registered-for-operation-in-laos039-sezs, truy cập ngày 2/11/2023.
[28] Laungaramsri, P. (2017). A Chinese Special Economic Zone in Northern Laos. https://www.iias.asia/the-newsletter/article/chinese-special-economic-zone-northern-laos, truy cập ngày 2/11/2023.
[29] Văn Di. (n.d.). Đặc khu kinh tế Tam giác vàng: Nơi thu hút vốn đầu tư vào Lào. http://vietlao.vietnam.vn/dau-tu-phat-trien/dac-khu-kinh-te-tam-giac-vang-noi-thu-hut-von-dau-tu-vao-lao, truy cập ngày 2/11/2023.
[30] Tuấn, T. (2021). Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất 4% cho giai đoạn 5 năm tới, https://vov.vn/the-gioi/lao-dat-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-it-nhat-4-cho-giai-doan-5-nam-toi-845501.vov, truy cập ngày 3/11/2023.
[31] Biên tập của Tạp chí Lào – Việt. (2020). Covid-19 kéo tăng trưởng GDP Lào tụt gần một nửa. https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/covid-19-keo-tang-truong-gdp-lao-tut-gan-mot-nua-14749.html, truy cập ngày 3/11/2023.
[32] GT staff reporters. (2022). China-Laos Railway demonstrates huge value after first year of operation. https://www.globaltimes.cn/page/202212/1280993.shtml, truy cập ngày 3/11/2023.
[33] KPL. (2023). Lao-China Railway transported more than 3 million tons of goods. https://kpl.gov.la/En/detail.aspx?id=76849, truy cập ngày 3/11/2023.
[34] Archana, S., & Mariko, O. (2023). Sri Lanka crisis: Colombo reaches debt deal with China. https://www.bbc.com/news/business-67097443, truy cập 3/11/2023.
[35] Hatton, C. (2021). 中国“一带一路”:协助发展或放高利贷?. https://www.bbc.com/zhongwen/simp/chinese-news-58746168, truy cập ngày 4/11/2023.
[36] Le, M. H. (2019). Laos and its Dams: Southeast Asia’s Battery, Built by China. https://www.rfa.org/english/news/special/china-build-laos-dams/#finished, truy cập ngày 3/11/2023.
[37] Wilms, T. (2021). Right on Track or off the Rails: The Impact of Laos-China railways on Lao PDR. European Institute for Asian Studies, quyển 6, truy cập ngày 3/11/2023.
[38] Peter, Z. (2022). UN Warns of Growing Criminal Threat from Mekong Region Casinos, SEZs. https://www.voanews.com/a/un-warns-of-growing-criminal-threat-from-mekong-region-casinos-sezs/6762228.html, truy cập ngày 3/11/2023.
[39] Biên tập của trang Union of Catholic Asian News. (2022). Hundreds of trafficking victims rescued from Laos, https://www.ucanews.com/news/hundreds-of-trafficking-victims-rescued-from-laos/99821, truy cập ngày 3/11/2023.
[40] Biên tập của trang RFA. (2021). Lao Village Farmland, Paddies Destroyed by Work on Lao-China Railway Line, https://www.rfa.org/english/news/laos/covered-01292021182459.html, truy cập ngày 3/11/2023.
[41] Roney, T. (2021). What are the impacts of dams on the Mekong river? https://www.thethirdpole.net/en/energy/what-are-the-impacts-of-dams-on-the-mekong-river/, truy cập ngày 3/11/2023.
[42] Biên tập của trang OEC. (n.d.). Trade between Laos and China, https://oec.world/en/profile/bilateral-country/lao/partner/chn, truy cập ngày 3/11/2023.
[43] Biên tập của Tạp chí Kinh tế Nông thôn. (2023). Xuất khẩu nông sản: Mục tiêu kim ngạch 54-55 tỷ USD trong tầm tay. https://kinhtenongthon.vn/Xuat-khau-nong-san-Muc-tieu-kim-ngach-54-55-ty-USD-trong-tam-tay-post59275.html, truy cập ngày 3/11/2023.
[44] Phượng, C. (2023). Năm 2023: Đồng bằng sông Cửu Long thu hút khoảng 100 nghìn tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp, https://vneconomy.vn/nam-2023-dong-bang-song-cuu-long-thu-hut-khoang-100-nghin-ty-dong-dau-tu-vao-nong-nghiep.htm, truy cập ngày 3/11/2023.
[45] Chánh, T. (2023). Thủy điện Trung Quốc xả nước hạn chế khiến xâm nhập mặn sớm ở ĐBSCL. https://thesaigontimes.vn/thuy-dien-trung-quoc-xa-nuoc-han-che-khien-xam-nhap-man-som-o-dbscl/, truy cập ngày 3/11/2023.
[46] Phạm Minh Chính. (2023). Quyết định 1201/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Lào. https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/quyet-dinh-1201-qd-ttg-2023-quy-hoach-cua-khau-bien-gioi-dat-lien-viet-lao-270733-d1.html?, truy cập ngày 4/11/2023.
[47] An, T. (n.d.). Việt Nam đã kéo biển về Lào như thế nào?, https://canhco.net/dieu-ky-dieu-viet-nam-da-keo-bien-ve-lao-nhu-the-nao-p572987.html, truy cập ngày 4/11/2023.
[48] Hạnh, L. (2023). BRF: Trung Quốc-Lào ký kết Kế hoạch hành động Đối tác chung vận mệnh giai đoạn 2024-2028. https://baoquocte.vn/brf-trung-quoc-lao-ky-ket-ke-hoach-hanh-dong-doi-tac-chung-van-menh-giai-doan-2024-2028-247136.html#google_vignette, truy cập ngày 13/11/2023.
[49] Biên tập của Tạp chí Lào – Việt. (2023). https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/lao-va-trung-quoc-tang-cuong-hop-tac-trong-cong-tac-quoc-hoi-61096.html, truy cập ngày 13/11/2023.