Với giải Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Với giải Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Nếu bạn thích tham quan và khám phá các di sản được UNESCO công nhận, bạn hãy đến với Hy Lạp. Được mệnh danh là “xứ sở của những câu chuyện thần thoại”, Hy Lạp là một trong những quốc gia có nền văn hóa thời cổ đại rực rỡ nhất. Đất nước này có đến 18 Di sản Thế giới được tổ chức UNESCO công nhận. Bao gồm các địa điểm nổi tiếng thế giới như Thành cổ Athens, Meteora và Phố cổ Corfu, Đền thờ Apollo.
Cây ô liu là một phần quan trọng trong văn hóa Hy Lạp cho đến ngày nay. Quốc gia này có hơn 120 triệu cây ô liu và sản xuất được 2,2 triệu tấn ô liu mỗi năm. Điều đó làm cho quốc gia này trở thành nhà sản xuất ô liu lớn thứ ba trên thế giới, sau Tây Ban Nha và Ý. Hy Lạp cũng sản xuất nhiều loại ô liu đặc biệt hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Một số cây ô liu được trồng từ thế kỷ 13 vẫn đang đơm hoa kết trái. Theo True Voyagers, một blog du lịch, đây cũng là nơi có nhiều giống ô liu hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Athena là Nữ thần trí tuệ và chiến tranh và là Thần hộ mệnh của Athens. Theo Thần thoại Hy Lạp, Athena và Poseidon đã tranh giành quyền đặt tên cho thành phố, và người Hy Lạp đã chọn Athena làm Thần hộ mệnh của Athens. Cả hai vị thần đều tặng quà cho người dân, Athena tặng cây ô liu và Poseidon tặng nước. Nhưng người dân chọn cây ô liu vì nó có giá trị cao hơn vì nó có thể cung cấp dầu, thức ăn và gỗ.
Khí hậu ở Hy Lạp được chia làm 3 kiểu chính: Khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa.
Thủ đô Athens của Hy Lạp có kiểu khí hậu nằm giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Phía Bắc của Athens sở hữu khí hậu ôn hòa, trong khi đó phía Nam của thành phố lại có khí hậu Địa Trung Hải. Nhiệt độ của thành phố cao nhất vào tháng 7 khoảng 33,5 độ C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 khoảng 5,2 độ C.
Ares là thần chiến tranh và là anh trai của Athena. Trong khi Athena giám sát chiến lược, chiến thuật và chiến tranh phòng thủ thì Ares lại say sưa với bạo lực mà chiến tranh tạo ra. Bản tính hung hãn và nóng nảy khiến anh ta không được lòng các vị thần khác trên Olympus khác. Ngoại trừ nữ thần Aphrodite.
Mặc dù có liên quan đến chiến tranh nhưng anh ta thường được mô tả là một kẻ hèn nhát. Anh ta chạy trở lại Olympus trong cơn giận dữ mỗi khi bị một vết thương nhỏ.
Hy Lạp có diện tích lên đến 131.957 km2 với phần lớn địa hình được bao phủ bởi núi non hiểm trở (80% diện tích là đồi núi và đảo). Ngoài ra, Hy Lạp còn có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ từ biển Lonian đến E-giê (chỉ 1200 hòn đảo có người sinh sống). Các khu vực đồng bằng chiếm diện tích tương đối nhỏ tại Hy Lạp, chủ yếu tập trung ở các vùng như: Trung Macedonia, Thessaly và Thrace.
Mặc dù có diện tích đồng bằng hạn hẹp nhưng Hy Lạp lại được thiên nhiên ban tặng cho lượng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong việc canh tác. Đặc biệt, đỉnh Olympus – đỉnh núi cao nhất ở Hy Lạp (có độ cao 2917m) còn là nơi sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú như: Lignite, bauxite, magnetite, đá cẩm thạch, thủy điện…
Vợ của Zeus, Hera cai trị với tư cách là nữ hoàng của các vị thần. Bà là nữ thần của hôn nhân và sự chung thủy. Bà cũng là nữ thần Olympus duy nhất luôn chung thủy với người bạn đời của mình.
Tuy nhiên, Hera cũng được biết đến là một vị thần báo thù. Bà hay trút sự ghen tị của mình với các nữ thần khác. Con vật thiêng liêng của Hera là con công, có một đôi công kéo xe của bà.
Khi Zeus trở thành vua, ông chia vũ trụ cho mình và hai người anh em khác. Poseidon nhận được quyền thống trị các vùng biển trên thế giới. Ông cũng nắm giữ quyền tạo ra bão, lũ lụt và động đất.
Poseidon sống cùng vợ Amphitrite trong một cung điện tráng lệ dưới đáy biển. Amphitrite cũng như Hera, sử dụng các loại thảo mộc ma thuật để biến Scylla, một trong những nhân tình của Poseidon, thành một con quái vật có sáu đầu và 12 chân.
Được biết đến như “nữ thần tốt lành” đối với người dân trên trái đất. Demeter giám sát việc trồng trọt, nông nghiệp và khả năng sinh sản của trái đất. Vì bà kiểm soát việc sản xuất thực phẩm nên bà rất được tôn sùng trong thế giới cổ đại.
Bên cạnh những cuốn sách, bạn cũng có thể khám phá thần thoại Hy Lạp một cách trực quan hơn thông qua các bộ phim. Dưới đây là các bộ phim thần thoại Hy Lạp kinh điển cực hay nên xem thử:
Trên đây là những thông tin thú vị về thần thoại Hy Lạp. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được thần thoại Hy Lạp là gì? Cũng như biết thêm về các vị thần Hy Lạp nổi tiếng. Đừng quên tìm thêm các cuốn sách hay hoặc các bộ phim kinh điển về thần thoại Hy Lạp để biết chi tiết hơn về các vị thần nhé.
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu định cư Hy Lạp, liên hệ Casa Seguro để được tư vấn miễn phí.
Thần Zeus là một vị thần tối cao trên đỉnh Olympus. Zeus được coi là vị thần Hy Lạp mạnh nhất trong danh sách các vị thần Hy Lạp cổ đại. Sau khi đánh bại Cronus và các Titan, Zeus đã được tôn làm thủ lĩnh của các vị thần, cai trị Olympus và toàn thể trần gian.
Poseidon là con của thần Titan Cronus và Rhea. Poseidon là vị thần thống trị biển cả, bao gồm các đại dương, hải đảo và các bờ biển. Poseidon được xem là vị thần có sức mạnh lớn thứ 2 chỉ sau Zeus. Ông điều khiển biển cả và tạo ra động đất bằng vũ khí đinh ba. Poseidon là vị thần bảo hộ cho nhiều thành phố ở Hy Lạp.
Athena là một trong những vị thần Hy Lạp rất nổi tiếng, là thần của trí tuệ, thủ công, quốc phòng và chiến tranh chính nghĩa. Biểu tượng của Athena là cú và cây olive. Athena là con gái của Zeus và một công chúa người trần tên Methis. Bà là một chiến binh dũng cảm trên chiến trường. Tuy đều được coi là thần chiến tranh, nhưng không hung bạo như Ares, Athena chỉ ủng hộ cho chiến tranh vì chính nghĩa.
Ares là thần chiến tranh một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus, là con trai của thần Zeus và Hera. Ares là vị thần của chiến binh và sự đấu tranh khốc liệt, có khả năng quyết định sự thắng bại của trận chiến.
Nữ thần Artemis (tên La Mã: Diana): Nữ thần Artemis là nữ thần săn bắn, trinh tiết, trẻ sơ sinh, thuật bắn cung, Mặt Trăng và muông thú. Biểu tượng của nàng là Mặt Trăng, hươu, chó săn, gấu cái, rắn, cây bách, cung và tên. Artemis là con gái của Zeus và Leto, chị song sinh với Apollo.
Thần Thần Artemis – nữ thần săn bắn
Hermes là vị thần được coi là người đưa tin của các thần, thần thương nghiệp và trộm cắp. Ông là sứ giả của Olympus, người truyền tin của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, người bảo trợ cho thương nghiệp, mục đồng và những kẻ trộm cắp. Biểu tượng của vị thần này là quyền trượng có hai con rắn quấn nhau, mũ và đôi dép có cánh, cò và rùa. Hermes là con trai của Zeus và tiên nữ Maia, là vị thần trẻ thứ hai của đỉnh Olympus, chỉ lớn tuổi hơn Dionysus.
Vị thần Hy Lạp Hermes rất thích bày trò chọc phá các vị thần và ăn trộm đồ của họ. Hermes có tốc độ di chuyển rất nhanh và có thể đi lại dễ dàng giữa các thế giới nhờ đôi hài có cánh. Nhờ thế, ông còn có nhiệm vụ là người dẫn đường cho linh hồn người chết đi đầu thai.
Thần Hermes – thần thương nghiệp
Hera là nữ thần hôn nhân bảo trợ cuộc sống gia đình, là vợ của thần Zeus, Hera là một nữ hoàng trên đỉnh Olympus. Hera là con gái của Titan Cronus và Rhea. Nữ thần Hera là nữ hoàng của các thần, đại diện cho hôn nhân và gia đình. Biểu tượng của người bao gồm chim công, quả lựu, vương miện, chim cu, sư tử và bò cái.
Thần Hera – thần hôn nhân và gia đình
Thần Demeter (tên La Mã: Ceres): Bà là nữ thần sinh sản, nông nghiệp, tự nhiên, mùa màng và sự sung túc. Biểu tượng của Demeter là chó con, lúa mì, ngọn đuốc và heo. Nữ thần là con gái giữa của Cronus và Rhea. Tên Latin của bà có nguồn gốc của từ “cereal”, trong tiếng La Mã có nghĩa là ngũ cốc.
Thần Demeter – nữ thần nông nghiệp
Thần Hephaestus (tên La Mã: Vulcan): Còn được biết đến là thần thợ rèn và thợ thủ công của các thần; thần lửa và luyện kim. Biểu tượng của Hephaestus là lửa, cái đe, rìa, lừa, búa, cái kẹp và chim cút. Thần là con trai của Hera hoặc của Hera và Zeus, kết hôn với Aphrodite. Tuy nhiên, khác với các ông chồng khác, ông hiếm khi nào lăng nhăng bên ngoài. Tên Latin của ông, Vulcan, là gốc của từ “volcano” (núi lửa).
Thần Hephaestus – thần kỹ nghệ và lửa
Apollo là vị thần ánh sáng, vị thần của chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Apollo là con của thần Zeus và Leto. Ông là vị thần bất tử trẻ mãi không già với bộ tóc vàng. Thần Apollo biểu hiện cho sự hài hòa và lý trí xua tan bóng tối bằng ánh mặt trời.
Thần Apollo còn có biệt tài là khả năng tiên tri và khả năng chữa bệnh. Chính vì thế mà ông được thờ tại một ngôi đền ở Delphi – nơi người dân từ khắp nơi hành hương đến để được ông giải đáp tương lai thông qua những nữ thầy đồng.
Thần Apollo – thần ánh sáng và chân lý
Nữ thần Hestia (tên La Mã: Vesta): Nữ thần của bếp lửa, ngôi nhà, gia đình, đời sống gia đình, nhà nước. Hestia là con của hai vị thần Rhea và Cronus thuộc dòng dõi Titan và là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất trên đỉnh Olympus. Nữ thần là người mà nữ thần Rhea sinh ra đầu tiên và cũng là người mà thần Cronus nôn ra cuối cùng.
Sau này, nữ thần Hestia đã vui lòng từ bỏ chiếc ghế vàng của mình tại đỉnh Olympus, nhường cho thần rượu nho Dionysus để chăm lo ngọn lửa thần. Dionysus (tên La Mã: Bacchus) là thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc. Thần bảo trợ của nghệ thuật sân khấu. Biểu tượng của Dionysus là rượu nho, dây trường xuân, cốc rượu, hổ, báo đen, báo đốm, cá heo và dê. Thần là con trai của Zeus và công chúa thành Thebe Semele và cũng là vị thần duy nhất có mẹ là người trần.
Đất nước Hy Lạp không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử cổ đại, mà còn được biết đến bởi vị trí địa lý chiến lược, sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Với vị trí địa lý đặc biệt, khí hậu ở Hy Lạp cũng được phân tầng theo từng vùng lãnh thổ khác nhau. Cùng Harvey Law Group tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí địa lý của Hy Lạp và đặc điểm khí hậu, hệ sinh thái của đất nước này trong bài viết sau đây nhé!
Đất nước Hy Lạp có vị trí thuộc khu vực Đông Nam Châu Âu, nằm ở phía Nam của bán đảo Balkan, phía Bắc giáp với Albania, Bulgaria và Bắc Macedonia. Phía đông và nam của Hy Lạp được bao bọc bởi Thổ Nhĩ Kỳ và biển Aegea, phía Tây là biển Ionia. Quốc gia nằm giữa 35°00′ và 42°00′ độ vĩ Bắc và từ 19°00′ đến 28°30′ độ kinh Đông.
Trên bản đồ, Hy Lạp có đường biên giới giáp với các nước như Síp, Ý, Ai Cập và Libya. Nhìn chung, Hy Lạp là quốc gia có vị trí chiến lược tại Châu Âu bởi địa hình giáp với nhiều nước, thuận tiện cho việc giao thương.
Các vùng lãnh thổ chính ở Hy Lạp bao gồm: