Voz Nghĩa Vụ Quân Sự 2022 Full

Voz Nghĩa Vụ Quân Sự 2022 Full

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Chế độ khi người tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ:

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

Khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn)

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin rằng, các thế hệ thanh niên Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ tiếp tục đem sức trẻ của mình ra sức rèn luyện, tu dưỡng, học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước và xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.

Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và chế độ như thế nào?

Mặc dù thời gian trong quân ngũ kéo dài 24 tháng có thể lấy đi thời gian và một số cơ hội để phát triển bản thân trong độ tuổi thanh xuân xanh nhưng nhiều thanh niên trong đó có cả những người vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, thậm chí cả nữ giới xung phong nhập ngũ.

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Theo đó, trong thời gian tại ngũ:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

* Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền:Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

* Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

* Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

Chế độ với thân nhân của những người đang phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016:

Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:

– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng

– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng

– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng

– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng

– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.

Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Sau khi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về nghĩa vụ quân sự là gì? Tiếp theo trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Phục vụ tại ngũ là phải thực hiện các công việc được giao nhiệm vụ trong quân đội, sẽ tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được tiếp nhận.

Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.

Ngoài ra, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan , binh sĩ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 6 tháng trong những trường hợp dưới đây:

- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

- Đang thực hiện nhiệm vụ  trong việc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Bên cạnh đó, nếu trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được ưu tiên sử dụng vào những vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định.

Thêm nữa, sau khi hết thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định, xét thấy có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ tự nguyện đồng thời quân đội cũng có yêu cầu thì được tuyển chọn sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp hoặc là công nhân, viên chức quốc phòng theo luật pháp quy định.

Trong phục ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.

Việc huấn luyện đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể:

- Với tổng thời gian không quá 12 tháng phải tham gia huấn luyện và diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên cũng như sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên

- Hằng năm, số lượng hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một sẽ được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo thủ tướng Chính phủ quyết định

- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định: phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; quy định giữa các lần huấn luyện, được gọi các hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.

Nếu trường hợp cần thiết thì được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định đã được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều này.

Còn việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định chi tiết cụ thể trong Nghị định 14/2016/NĐ-CP tại chương IV:

Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.

Ngoài ra, những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã được biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập đều được kiểm tra sức khỏe

Trên đây là toàn bộ là những giáp đáp về nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ.

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Hơn nữa, thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc, trong đó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” luôn đi đầu và được xem là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Vì vậy, mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.

Bên cạnh đó, ở môi trường quân ngũ, thanh niên có cơ hội học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân.

Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và thông tin, tuyên truyền đến mọi người để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp thanh niên ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường quân đội còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉnh chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người.

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ quân sự (quân dịch) là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Nghĩa vụ quân sự trong tiếng Anh là Military service.