Họ Acanthaceae

Họ Acanthaceae

Đăng ký thành công, vui lòng đăng nhập

Đăng ký thành công, vui lòng đăng nhập

Xây dựng Dòng họ học tập góp phần xây dựng Văn hóa Dòng họ tốt đẹp

Thực hiện Chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030" ban hành theo Quyết định 387/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu Dòng họ học tập theo Quyết định số 242/QĐ-KHVN ngày 28/7/2022. Mô hình Dòng họ học tập không chỉ quan tâm đến sự học của học sinh, sinh viên, mà còn nhấn mạnh đến sự học của người lớn với những chỉ số cho điểm rất rõ ràng và cần được quan tâm đúng mức. Thực tế, nhiều dòng họ đã và đang có những hình thức giáo dục, tạo điều kiện cho con em, người lớn trong dòng họ học tập, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, văn hóa, ứng xử, làm ăn kinh doanh, phát triển bản thân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần trong dòng họ. Đó chính là những yếu tố quan trọng bồi đắp văn hóa tốt đẹp của mỗi dòng họ.

Ở tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2014 đến năm 2021, kế thừa và phát huy mô hình Dòng họ khuyến học, mô hình Dòng họ học tập được áp dụng cho cả dòng họ, hội đồng hương có tổ chức Ban khuyến học. Từ năm 2022 đến nay, mô hình Dòng họ học tập được đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng ở nhiều địa phương. Đến giữa năm 2024, toàn tỉnh có 816 dòng họ/hội đồng hương có tổ chức Ban Khuyến học; trong đó có 448 dòng họ/hội đồng hương đăng ký xây dựng Dòng họ học tập ( đạt 54,9%), ước đạt danh hiệu Dòng họ học tập có 357 dòng họ/hội đồng hương (ước đạt 43,75%).

Dòng họ Nguyễn Đức xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Ban Khuyến học vận động các gia đình trong dòng họ đoàn kết, hỗ trợ con em có điều kiện thuận lợi trong việc học tập. Nhờ đó, 100% con em trong dòng họ trong độ tuổi đi học đều được đến trường; các cháu thi đua học giỏi, chăm ngoan, lễ phép; 100% người lớn đều đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và đăng ký xây dựng mô hình Công dân học tập; 100% gia đình trong dòng họ đạt Gia đình học tập và Gia đình văn hóa. Từ năm 2018 đến nay, dòng học Nguyên Đức duy trì danh hiệu Dòng họ học tập và được suy tôn Dòng họ tiêu biểu ở địa phương.

Dòng học Kbuôr, buôn Krông A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột có trên 70 gia đình, đã triển khai xây dựng mô hình Dòng họ học tập từ năm 2015. Đến năm 2018, dòng học Kbuôr đã được UBND xã Ea Tu quyết định công nhận là Dòng họ học tập. Từ đó đến nay, mọi người dân trong dòng họ luôn luôn ý thức trách nhiệm học tập suốt đời. Theo đó, mọi người đề đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, không có hộ nghèo; gia đình nào cũng ấm no, hạnh phúc; con cháu học hành tiến bộ; 100% gia đình trong dòng học đạt Gia đình học tập, nhiều gia đình có con vào học đại học, tiêu biểu như gia đình bà H’ Bon Kbuôr, có 4/4 con có trình độ đại học và có việc làm.

Ông Võ Duy Cảnh (bên phải) nhận giải thưởng “học không bao giờ cùng” tại Đà Năng, tháng 7-2023. Ảnh: Thái Anh

Dòng họ Võ Duy, thôn Đồng Tâm, xã Ea Tih, huyện Ea Kar có 32 hộ 55 khẩu và có trên 30 con cháu đang theo học từ trường mầm non đến đại học. Dòng họ đã tích cực hưởng ứng phong trào “ Đắk Lắk thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời”, duy trì phong trào khuyến học, xây dựng Quỹ khuyến học trên 200 triệu đồng. Từ năm 2022 đến nay, Dòng họ duy trì liên tục danh hiệu Dòng họ học tập, có nếp sống văn minh tiêu biểu. Ông Võ Duy Cảnh, 67 tuổi là Trưởng họ tiêu biểu về tấm gương học tập suốt đời, tham dự Lễ tuyên dương những người có thành tích xuất sắc trong phong trào “học không bao giờ cùng” tổ chức tại Đã Nẵng ngày 14/7/2023.

Như vậy, có thể thấy hoạt động khuyến học trong một dòng họ không chỉ dừng lại ở việc thành lập quỹ khuyến học, trao học bổng, tuyên dương khen thưởng người có thành tích học tập tốt hay hỗ trợ học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn trong dòng họ được tiếp tục đi học. Khuyến học là sự khuyến khích học tập suốt đời của tất cả mọi người, mọi độ tuổi, ngành nghề, giới tính… để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn..

Nếu các dòng học hiểu và thực hiện khuyến học theo nghĩa đó, đồng thời có cách thức tổ chức phù hợp để đạt những chỉ số trong bộ tiêu chí Dòng họ học tập của Trung ương hội Khuyến học Việt Nam đề ra sẽ góp phần xây dựng văn hóa dòng họ tốt đẹp. Qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập của đất nước./.

Ở Mỹ, tôi thấy, họ chú trọng dạy cách viết, bố cục một bài văn (cả nói và viết) đơn giản và thực tế hơn là phân tích bình luận tác phẩm. Trẻ em được rèn cách tư duy tự do, phản biện độc lập từ bé mà ta quen gọi là academic freedom.

Ví dụ sau đây là đề văn lớp Ba ở Mỹ: “Con thích viết bằng bút chì hay bút mực? Tại sao con lại thích loại bút đó?”

Còn đây là đề văn lớp 12 ở Mỹ: “Theo em, nước Mỹ có nên dựng bức tường ngăn dòng người nhập cư từ Mexico như lời đề nghị của ông Trump không? Tại sao?” Hoặc: “Nếu có thẩm quyền làm gì đó tốt cho người Da Đỏ, em sẽ đưa ra chính sách gì? Tại sao?”

Hãy đối chiếu với đề văn điển hình của Việt Nam: “Hãy chứng minh rằng chị Dậu là tấm gương phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, thương chồng thương con.” Hoặc: “Hãy phân tích để làm rõ tính đểu giả, khốn nạn, phản động và vô nhân đạo của chính quyền Ngô Đình Diệm.”

Theo người Mỹ, cách ra đề của giáo viên Việt Nam đã sai ngay từ đầu. Vì sao? Vì chị Dậu thương chồng thương con hay không, có chịu thương chịu khó haykhông còn tùy vào TÔI nói, không phải tùy vào THẦY. Cũng vậy, Diệm đểu hay không đểu còn tùy vào TÔI chứ, sao THẦY lại có quyền chụp mũ ngay từ đầu?

Tôi thấy, ở Mỹ, người ta chỉ dạy Văn Học Sử, nghĩa là bối cảnh và nguyên nhân các tác phẩm ra đời. Học sinh được tự do xuống thư viện, sau đó viết báo cáo thu hoạch với một đề ra rất mở:

"Trong văn học Anh thế kỷ 19, em thích nhất tác giả văn xuôi nào nhất? Hãy tóm tắt một tác phẩm văn xuôi nổi bật của tác giả đó và phân tích những điều em cảm nhận được?"

Nhìn chung, ở Mỹ và Tây Âu, người ta không chú trọng phân tích tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng cách hành văn, bố cục, cách làm văn theo các thể loại (Argumentative, Analysis, Process Description, Letters, Description of Things and People…). Trong số này, khó nhất là thể loại văn Argumentative (Bình luận, Nghị luận) nên đến lớp cao mới học.

Nói tóm lại, phát biểu chính kiến và bảo vệ chính kiến là cách rèn văn cơ bản được chú trọng ở Mỹ.

Ngoài ra, người ta chú trọng thực tế cuộc sống để dạy. Ví dụ, các kiểu viết thư mời, thư từ chối, chấp nhận lời mời, thư tuyển dụng, thư cảm ơn, thư xin nghỉ phép, thư hoặc tin nhắn chia buồn với ai đó có người thân qua đời...Đó là những điều căn bản mà họ đào sâu cho trẻ em trong trung học phổ thông, trung học cơ sở.

À, tôi thấy ở Mỹ còn cấm học sinh viết dài. Thường đề bài đã hạn chế sẵn số từ. Dài lắm cũng chỉ 500 từ (làm tại lớp) và 3000 từ (bài làm ở nhà).

Ở Mỹ thường có cuộc thi viết Essay bàn luận về một đề tài xã hội nào đó. Cấp Quận và Cấp Bang là chính, hình như chưa có cấp liên bang.

Sau đây là ví dụ các đề thi viết văn kiểu Mỹ:

1. Nếu bạn được lựa chọn làm tổng thống Mỹ/thống đốc bang thì việc đầu tiên bạn làm là gì? Tại sao? Cách tiến hành? Hãy viết trong 3000 từ để biện luận cho ý tưởng của mình.

2. Nếu cần dẫn một bạn từ HN mới vô SG chơi cuối tuần một ngày thì con chọn Đầm Sen hay Sở Thú? Nhớ rằng chỉ có một ngày và chỉ được đi một trong hai nơi đó. Hãy biện luận cho lựa chọn của mình trong 1000 chữ.

Theo tôi, tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Chí Phèo ở vườn chuối không hề được hỏi đến trong cuộc sống. Đó là vấn đề của dân yêu văn, thích nghiên cứu văn học chuyên sâu. Ngay cả người lớn, giáo viên cũng chưa chắc cảm thụ thấu đáo và sâu sắc được. Tại sao bắt tất cả phải học mấy thứ đó? Từ bà bán trà đá đến ông Phạm Nhật Vượng, từ công an xã đến ông Nguyễn Phú Trọng đều không cần quan tâm đến tâm trạng của Chí Phèo và Kiều. Vậy ta nên chăng chỉ dùng để áp dụng cho dân chuyên ngành?

Hôm nay tôi xin chia sẻ một phương pháp dạy tiếng Anh kiểu Mỹ.

Người Mỹ có cách dạy ngữ pháp rất đặc thù cho văn hóa xứ này. Văn hóa thượng tôn tự do cá nhân.

Cách tiếp cận này của người Mỹ rất hợp với dân ESL, nghĩa là tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.

Trên thế giới, có hai cách tiếp cận ngữ pháp cơ bản.

Thứ nhất, tiếp cận CÔNG THỨC trước rồi thực hành, rồi lại tổng kết. Đây còn được giới chuyên môn gọi là PPP. Nghĩa là Presentation - Practice – Production. Ở Việt Nam rất phổ biến cách dạy này.

Thứ hai, thuộc các MẪU. Đó là cách học tiếng Anh theo kiểu Mỹ. Người Mỹ để cho người học tràn ngập trong không gian ngôn ngữ. Khi anh ta thành thạo và thuộc lòng các MẪU rồi thì tự biết rút ra công thức.

Hiện nay, tôi đang dùng cách này để dạy ngữ pháp cho con tôi.

Ví dụ, để dạy về so sánh, tôi cho học thuộc, chép kỳ thuộc các ví dụ. Không giải thích và miễn giải thích.

She is taller than me/I am. = Cô ấy cao hơn tôi.

She is more intelligent than me/I am. Cô ấy thông minh hơn tôi.

She runs faster than me/I do.  = Cô ấy chạy nhanh hơn tôi.

She drives more carefully than I do. = Cô ấy lái xe cẩn thận hơn tôi.

Bí mật của phương pháp này là bạn phải cho người học tiếp cận hết các BIẾN. Đó là tính từ ngắn, tính từ dài, trạng từ ngắn, trạng từ dài, các từ biến thái đặc biệt (good/well – better - best). Nếu không, người học sẽ bị rơi vào tình trạng thầy bói xem voi. Lúc tưởng voi như cái quạt, lúc tưởng voi như cái cột đình.

Khi một người đã thuộc hết các biến của vấn đề, tự anh ta sẽ rút ra công thức. Tại sao lại phải dạy công thức?

Người Mỹ không bao giờ đưa ra CÔNG THỨC. Họ cho người học tiếp cận với thực tế. Thực tế càng đa dạng và nhiều biến thì càng tốt. Người học sẽ phải tự luận ra công thức cho chính mình. Với các môn khác, các lĩnh vực khác họ cũng làm như vậy.

Ví dụ, họ không bao giờ nói NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI. Họ không dùng khẩu hiệu và các loa tuyên truyền. Họ dẫn bạn đi thăm thú các công trình và bảo tàng, thăm những nhà tưởng niệm các vĩ nhân của họ. Bạn sẽ tự sẽ đưa ra kết luận.

Cách mà họ truyền giáo cũng thế.

Hồi tôi ở Mỹ, họ dẫn tôi đi ăn, đi uống, đi chơi. Đi gặp gỡ với những linh mục lỗi lạc và dễ thương. Họ cho tôi xem tận mắt giáo hội First Baptist Assembly của họ đã làm được gì. Họ muốn tôi tự cảm thán mà ngưỡng mộ. Người Mỹ là thế, họ không bắt ai ngưỡng mộ. Họ để bạn tự ngưỡng mộ từ thực tế những gì bạn nhìn thấy.

Trên đây là vài nhận xét còn nông cạn, mong các thầy cô chỉ giáo thêm. Cảm ơn các thầy cô.

Nói chơi cho vui thôi các bác ạ. Cũng không làm ăn gì được đâu. Chúc cả nhà mạnh giỏi, nỗ lực để tiến bộ không ngừng. Kiên cường vượt qua khó khăn đại dịch nhé.

Giữa tháng 3 năm vừa qua, Hội đồng họ Dương tỉnh tổ chức vinh danh khuyến học - khuyến tài năm 2018, khen thưởng các học sinh, sinh viên là con cháu trong họ tộc có thành tích học tập xuất sắc; người họ Dương có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, thi đấu thể dục và thể thao.

Năm nay, họ Dương ở Thừa Thiên Huế vinh danh Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS.) Dương Tuấn Quang và 2 cháu đạt thành tích cao trong môn Judo, 57 cháu đỗ đại học, 2 cháu tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, 17 cháu tốt nghiệp loại giỏi, 7 sinh viên xuất sắc và 40 sinh viên giỏi. Đáng ghi nhận là trong hoạt động mang tính thường niên này, ngoài các ông/bà là thành viên trong Hội đồng họ Dương tỉnh, các huyện, thị và TP. Huế, còn có các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Lão thành, CLB Doanh nghiệp – doanh nhân và CLB Thanh niên họ Dương tỉnh.

Từ năm 2012, họ Dương Việt Nam bắt đầu chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài. Hằng năm, họ Dương dành ra hàng tỉ đồng để khen thưởng, trao học bổng cho học sinh, sinh viên giỏi; các vận động viên, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, các thầy thuốc, doanh nhân… có thành tích cao. Cũng hằng năm, Hội đồng họ Dương các tỉnh, thành có nhiệm vụ phát hiện, lập hồ sơ đề nghị theo một quy trình chặt chẽ và nghiêm túc gửi về Văn phòng Hội đồng họ Dương Việt Nam xem xét khen thưởng.

Mới đây vào ngày 14/8/2019, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã ký Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng “Quỹ Dương Huy Đỉnh hỗ trợ tài năng họ Dương”.Theo quy định của quy chế, thì mục đích của Quỹ Dương Huy Đỉnh là hỗ trợ kinh phí cho những người họ Dương có cơ hội phát triển tài năng của mình trên tất cả các lĩnh vực và đảm bảo cho những học sinh, sinh viên có khả năng học tập không phải bỏ học vì lý do kinh tế.

Tại Hội thảo “Họ Dương Việt Nam với phong trào khuyến học – khuyến tài”, GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam nhận xét: Họ Dương Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động khuyến học – khuyến tài và đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Trước cuộc vận động đẩy mạnh việc học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng theo Quyết định 89/QĐ-TTg và Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng họ Dương Việt Nam đã hưởng ứng và tích cực triển khai.

Khuyến học và khuyến tài luôn là vấn đề mà Hội dòng họ Dương tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm. Ông Dương Tuấn Anh, Ủy viên Hội đồng họ Dương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng họ Dương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã đề nghị Hội đồng họ Dương các huyện, thị xã thành phố bằng tấm lòng, tình cảm và trách nhiệm của mỗi người là con cháu, dâu rể họ Dương ở mỗi chi họ, chi tộc tiếp tục xây dựng quỹ tình nghĩa, quỹ khuyến học khuyến tài cho học sinh họ Dương các cấp đạt thành tích cao trong học tập; phấn đấu trong năm 2019, Hội đồng họ Dương các xã, liên xã, phường và Hội đồng họ Dương cấp huyện ở Thừa Thiên Huế đều có quỹ khuyến học và quỹ tình nghĩa.

Họ Dương là dòng họ khoa bảng với tổng số 57 vị tiến sĩ, trạng nguyên được vinh danh. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 82 văn bia thì 21 văn bia ghi tên người họ Dương. Họ Dương quyết tâm phấn đấu trở thành dòng họ học tập tiêu biểu, tiếp tục phối hợp với hội khuyến học các cấp và các dòng họ thực hiện tốt phong trào khuyến học - khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.